NHỚ VỀ ĐẠI TÁ HỒ THỊ BI – NGƯỜI PHỤ NỮ NAM BỘ ANH HÙNG_en

Thế kỷ XX, dân tộc ta đã bước qua hai cuộc chiến vô cùng tàn khốc, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong cuộc chiến ấy, những người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam Bộ nói riêng đã tiếp tục truyền thống kiên cường, bất khuất của Bà Trưng, Bà Triệu, đứng lên chống giặc giữ nước, người trước ngã người sau tiếp bước. Họ đã vượt qua thân phận nữ giới của mình, đã vượt qua những nỗi đau của người mẹ phải xa con, người vợ xa chồngđể cầm súng đánh giặc và đã góp phần to lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Trong số những người phụ nữ Nam Bộ ấy, có một người phụ nữ đã trở thành biểu tượng cho phụ nữ Nam Bộ kiên cường, bất khuất. Người phụ nữ ấy chính là “Đại tá Hồ Thị Bi”.

Thế kỷ XX, dân tộc ta đã bước qua hai cuộc chiến vô cùng tàn khốc, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh vệ quốc. Trong cuộc chiến ấy, những người phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Nam Bộ nói riêng đã tiếp tục truyền thống kiên cường, bất khuất của Bà Trưng, Bà Triệu, đứng lên chống giặc giữ nước, người trước ngã người sau tiếp bước. Họ đã vượt qua thân phận nữ giới của mình, đã vượt qua những nỗi đau của người mẹ phải xa con, người vợ xa chồngđể cầm súng đánh giặc và đã góp phần to lớn vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Trong số những người phụ nữ Nam Bộ ấy, có một người phụ nữ đã trở thành biểu tượng cho phụ nữ Nam Bộ kiên cường, bất khuất. Người phụ nữ ấy chính là “Đại tá Hồ Thị Bi”.

Không có mô tả.

Các thành viên của Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ do bà Nguyễn Thị Thập –  nguyên Chủ tịch Hội LHPNVN phụ trách đã đặt nền móng cho kế hoạch xây dựng Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ (29/4/1985)

Đại tá Hồ Thị Bi, còn có tên khác là Hồ Thị Hoa,sinh năm 1916, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Bà được nhà nước khen thưởng Huân chương Độc lập Hạng 2, Huân chương Kháng chiến chống Pháp Hạng 1, Huân chương kháng chiến chống Mỹ Hạng 1; Huân chương Quân công Hạng 2,3; Huân chương Chiến công Hạng 1, 2; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1,2 và 3; Huân chương Lao động Hạng 1; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Bà qua đời vào ngày 12 tháng 10 năm 2011 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 95 tuổi.

Bà Hồ Thị Bi tên thật là Hồ Thị Hoa, sinh năm 1916 tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân từ một cô bé mồ côi cha khi mới được 6 tuổi, thất học, phải đi ở đợ và buôn gánh bán bưng để nuôi mẹ, nuôi em.

Sớm giác ngộ cách mạng, bà tham gia hoạt động trong hội “Ái hữu tương tế”, đấu tranh bãi thị đòi giảm thuế chợ tại thị trấn Hóc Môn và các xã xung quanh chợ như: Thới Tam Thôn, Tân Thới Nhì… bênh vực chị em nghèo khổ bị áp bức. Năm 1937, bà được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hóc Môn. Bà cũng là người liên lạc bí mật cho các tổ chức Đảng lúc bấy giờ. Trước tháng 8/1945, bà được tổ chức giao nhiệm vụ là Đoàn phó phụ nữ Cứu quốc quận Hóc Môn, rồi Trưởng ban tiếp tế, đội trưởng đội nữ sĩ binh của quận.

Sau khi lập gia đình, chịu ảnh hưởng từ chồng, bà sớm tham gia hoạt động trong Hội Ái hữu tương tế Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Tháng 6/1936, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó, bà tham gia công tác binh vận, đấu tranh bãi thị, đòi giảm thuế chợ, bênh vực chị em nghèo khổ bị áp bức, bất công.

Ở tuổi ba mươi, bà gửi ba con nhỏ để cầm súng đánh giặc. Bà trở thành người cán bộ tài đức vẹn toàn, bà chỉ huy đơn vị chiến đấu liên tục và lập nhiều chiến công. Trưởng ban công tác số 12, Đại đội trưởng Đại Đội 2804, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 935, Đoàn trưởng Đoàn 999, Phó chủ nhiệm chính trị của Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, trên mọi cương vị, bà luôn luôn tỏ ra xuất sắc.

Nữ kiệt miền Đông” là danh hiệu mà Bác Hồ đã gọi bà Hồ Thị Bi – nữ Trưởng ban công tác số12, Đại đội trưởng Đại Đội 2804, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 935 của Trung đoàn 312 Gia Định, người phụ nữ đã góp phần tạo nên những trang sử vàng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Năm 1973, ở tuổi “lục tuần”, bà Hồ Thị Bi vẫn cùng lớp bộ đội cháu con ra trận và có mặt ở các mặt trận lớn.Ngày 15/12/1973, bà được phái vào chiến trường B2 khảo sát nắm tình hình thực hiện chính sách ngay ở tiền phương và tổng hợp những gì chiến trường có yêu cầu. Lúc này bà đã gần 60 tuổi, sức yếu nhưng đều vượt qua.

Đất nước vừa thống nhất, bà tiếp tục làm một người lính tiên phong, tham gia công tác đảm bảo hậu cần trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tại biên giới Tây Nam. Năm 1980, bà đã rời quân ngũ về hưu với cấp bậc Đại tá. Thật ra là “hưu” nhưng không “nghỉ”. Trong hơn 30 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, bà vẫn tiếp tục tham gia nhiều hoạt động khác, bà là thành viên cốt cán của Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ, tham giavận động xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộngay từ buổi đặt viên gạch đầu tiên, cho đến khi khánh thành. Đại tá Hồ Thị Bi cùng với bà Ngô Thị Huệ (phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và nhiều chị em cốt cán khác lặn lội khắp các tỉnh Nam Bộ để vận động sưu tầm tài liệu, hiện vật, quyên góp, kể cả vận động xổ số kiến thiết để xây dựng Nhà truyền thốngPhụ nữ Nam Bộvà Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ sau này. Ngày nay, khách thập phương đến với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hẳn không quên công sức đóng góp to lớn của bà.

Không có mô tả.

Đại tá Hồ Thị Bi cùng bà Ngô Thị Huệ tiếp Đô Đốc, Thiếu tướng Công chúa Thái Lan đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (1997)

Đồng chí Tô Ký nhận xét về bà như sau: “Để phát huy và kế thừa những tinh hoa của Phụ nữ Việt Nam, chị Năm đã cùng với chị em làm nên cuốn sử bằng hiện vật của phụ nữ Nam Bộ và xây dựng lên một cơ đồ lớn có tầm cỡ quốc tế đó là nhà Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ ở số 202 đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh. .. đó là những tinh hoa của các người xưa, người nay, là tấm gương quý giá cho hậu thế soi chung”.

Bên cạnh việc tham gia xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ Đại tá Hồ Thị Bi còn tham gia vào quá trình thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Bà cũng đã tích cực góp phần tạo lập kinh phí hoạt động ban đầu cho Hội; rồi thăm hỏi, giúp đỡ các cựu chiến binh và gia đình thương binh, liệt sĩ; làm kinh tế gia đình để có thể góp phần mình vào công tác xóa đói, giảm nghèo của thành phố.

Tóm lại, cuộc đời Đại tá Hồ Thị Bi đầy những sự kiện trải dài từ miền Nam ra miền Bắc, xuyên qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Bà là biểu tượng điển hình của vị nữ Anh hùng Nam Bộ./.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2022.

Trang Ngọc Thắng

Phòng Truyền thông – Giáo dục – Quan hệ quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

1/ AHLLVT Hồ Thị Bi, TS. Đinh Thu Xuân (2008), “Nữ kiệt Miền Đông”, NXB Chính trị Quốc Gia.

2/ Nhiều tác giả (2016), “Nữ kiệt Miền Đông”, NXB Văn hóa – Văn nghệ.