LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG NHUỘM VẢI BẰNG TRÁI MẶC NƯA Ở TÂN CHÂU – AN GIANG

Xuôi về thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là cửa khẩu giao thương quốc tế quan trọng của nước ta, vừa là địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt phải kể đến nhất là làng nghề truyền thống nhuộm vải Lãnh Mỹ A bằng trái mặc nưa. Một trong những làng nghề thủ công nhuộm vải làm nên tên tuổi, là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Đào Thi Hồng Quyên

Xuôi về thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây chính là cửa khẩu giao thương quốc tế quan trọng của nước ta, vừa là địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều khách tham quan du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt phải kể đến nhất là làng nghề truyền thống nhuộm vải Lãnh Mỹ A bằng trái mặc nưa. Một trong những làng nghề thủ công nhuộm vải làm nên tên tuổi, là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Ngày nay, lụa Tân Châu đang từng bước tìm lại sức sống xưa của mình. So với thập niên 50 – 60 thì sản lượng còn kém xa, nhưng chất lượng tơ lụa thì đã ngang tầm với những quốc gia có ngành tơ lụa phát triển. Những sản phẩm bền và đẹp như hiện nay là kết quả của cả một quá trình người làng nghề không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và luôn tìm ý tưởng sáng tạo nên những mẫu mã mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

altĐến với làng nghề ở An Giang, ai nấy đều trầm trồ khi chạm tay vào những dải tơ lụa óng ánh, được dệt nên từ đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. Với những cuộn tơ vàng óng ả như vảy rồng lóng lánh, những tấm dãy lụa phơi mình vươn nắng khoe sắc uốn mình như thân rồng lượn vòng trên sông nước Cửu Long.

Tương truyền, khi mặc lên người loại vải này mùa hè mát rượi, mùa đông ấm áp dù chỉ khoác lớp tơ mỏng nhẹ. Độc đáo hơn nữa là đặc điểm ở loại vải này là càng giặt càng bóng, càng giặt càng đẹp. Thực sự, khi chạm vào thứ lụa trơn láng, đen óng, quý khách mới cảm nhận hết giá trị của nó.

Nó càng giá trị hơn khi chúng ta khoác lên người chiếc áo dài được may bằng lụa Lãnh Mỹ A, một nét đẹp từ chất liệu vải có màu sắc tự nhiên, mộc mạc và một phong cách thời trang áo dài xưa tạo nên dấu ấn đã khắc sâu và cho một nét riêng cho trang phục truyền thống của phụ nữ.

Thật sự, khi chứng kiến quá trình nhuộm vải Lãnh Mỹ A bằng phương pháp trái mặc nưa, chúng ta mới cảm nhận hết cái tâm hồn của vải, cái đẹp trong lao động của người thợ khi nhuộm vải, từng bước khẳng định cái tầm của con người Việt Nam.

altXưa kia, Tân Châu, An Giang là nơi được trồng rất nhiều trái mặc nưa thu hoạch vụ mùa phục vụ cho nghề nhuộm vải. Mãi sau này, trái mặc nưa không còn trồng nữa mà được thu mua từ khắp các nơi, chủ yếu ở Campuchia nước bạn. Ngày nay, trái mặc nưa thu mua ngày một đứt dần, chứng tỏ sự khan hiếm, sự mai một dần với nghề.

Tìm hiểu về trái mặc nưa, Cây mặc nưa thường ra trái từ tháng 6 Âm lịch đến hết tháng Chạp. Khi trồng loại cây này phải tới 5 năm mới bắt đầu có trái, giá thành bán ra khá rẻ. Chẳng những thế, loại cây giống này lạ lắm, người trồng muốn ươm ra quả thì phải chặt cành. Khi thu hoạch quả thì phải dùng ngay. Đến lúc trái vừa chín là hết mủ, giá thành rẻ. Bấy nhiêu thôi, chúng ta thấy cái khó của người gặt trái, cái khổ của người gắn bó với nghề nhuộm. Thật không dễ dàng với họ. Cũng bởi thế mà nguồn mặc nưa cung cấp ngày càng thưa dần.

Kể ra cái khó của người trồng mặc nưa, công đoạn người Thợ nhuộm vải cũng không kém phần. Họ thì phải thức sớm, xay nhuyễn mặc nưa, lược lấy mủ hòa với nước theo đúng tỉ lệ. Giai đoạn kế tiếp, Nhuộm vải rồi phải phơi cho kịp nắng sáng. Gặp hôm trời mưa, sắp thành phẩm thì coi như bỏ vì loại trái này không giữ được lâu, chỉ chừng 2-3 ngày là cùng.

Bao nhiêu đó chưa kể hết cái nhọc, cái tâm của người thợ nhuộm đã gắn bó với nghề. Dưới cái nắng gắt buổi trưa, đôi tay họ đã in hẳn màu nhuộm bởi trái mặc nưa ròng rã theo năm tháng với nghề. Với bề dầy trải nghiệm trong nghề, trên tay người thợ nhuộm là những trái mặc nưa, họ có thể nhìn tầm được số lượng đủ cho một lần nhuộm cần bao nhiêu.

Đã là thành phẩm vải Lãnh Mỹ A khi dệt thì phải chọn loại tơ hảo hạng, tơ xấu sẽ dễ bị đứt đoạn. Đối với dệt thủ công, người thợ phải đứng canh, mỗi người thợ chỉ canh một khuôn dệt, còn trong khi dệt công nghiệp có thể đứng 5 – 6 khuôn. Nhằm để giữ cho tơ không bị gợn. Bước tiếp theo sau giai đoạn dệt, Lụa dệt xong được cho vào luộc để ra hết chất keo sau đó mới mang đi nhuộm. Kế bước tiếp theo đó, thợ dệt mới quay ra, móc cửi rồi đưa lên khung dệt.

altSau khi hoàn tất công đoạn dệt, trái mặc nưa được giã nát như bột cho vào khăn vắt lấy nước màu đen cho vào thùng để nhuộm, công đoạn này hết sức quan trọng. Một cây lụa phải nhúng vào thùng có nước mặc nưa không dưới 100 lần để từng sợi thấm đều. Mỗi lần nhúng, thợ nhuộm phải dùng tay vắt thật kỹ rồi phơi khô. Thời gian để nhuộm và phơi ngót 40 ngày.

Nếu nói tới công sức dệt ra tấm lụa thì phải nói rất công phu, chính vì lẽ đó mà tấm lụa rất đẹp. Nhờ các công đoạn làm ra tấm lụa và tinh chất từ trái mặc nưa mà người dùng càng mặc càng bóng, càng mặc càng đẹp.

Ngày nay, nhuộm bằng trái mặc nưa và quá trình lưu giữ và phát triển truyền thống làng nghề là một thách thức mà nhà nước ta quan tâm và chú trọng. Bên cạnh đó, nghề thủ công trong làn sóng hiện đại tiến bộ, thế hệ lớp trẻ không ngừng nghiên cứu và phát minh góp phần thúc đẩy gây dựng làng nghề thủ công truyền thống vốn mai một. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa làng nghề và ngành giáo dục hiện nay.

Điển hình là Đề tài “Nghiên cứu đề xuất quy trình công nghệ nhuộm trên lụa tơ tằm bằng màu nhuộm từ trái mặc nưa và bã cà phê” do các sinh viên Trường Đại học Sài Gòn thực hiện. Nhóm nghiên cứu mong muốn một phần giúp đỡ người thợ giảm bớt khó khăn và thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục bám nghề truyền thống mưu sinh.

Ngoài nguyên liệu nhuộm bằng quả mặc nưa, nhóm chọn thêm bã cà phê làm nguyên liệu vì khả năng bám màu tốt của nó. Trong bã cà phê còn có một số chất giúp bảo vệ da, chống tia UV”, nhóm đã chia sẻ. Mục đích nhóm hướng về vật liệu nhuộm tự nhiên âu cũng là cái duyên về trái mặc nưa mà nhóm đã lựa chọn.

Tất cả những điều đó cho thấy, một chiều hướng tốt và khả năng phát triển trong gìn giữ truyền thống lâu dài của làng nghề truyền thống từ xưa cho đến nay. Một trong những kỳ vọng của các bậc ông cha ta ngày xưa đối với thế hệ trẻ ngày nay.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2022

Đào Thi Hồng Quyên

Phòng Truyền thông – Giáo dục và Quan hệ quốc tế

Tài liệu tham khảo:

https://thanhnien.vn/giu-hon-lanh-my-a-mac-nua-bi-don-bo-dan-ban-tay-den-that-long-post683398.html

https://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/qua-mac-nua-va-ba-ca-phe-chat-mau-thien-nhien-cho-voc-dang-con-nguoi-C0CP8t4ng.html