Trưng bày 240 tư liệu ảnh, hiện vật tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam

Ngày 23-11, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, tổ chức trưng bày ‘Chuyên đề tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam’.

Ngày 23-11, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, tổ chức trưng bày ‘Chuyên đề tục ăn trầu các dân tộc Việt Nam’.

Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ cho biết: tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cảm động về tình cảm anh em, vợ chồng. Từ đó, tục ăn trầu trở thành tập quán không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

alt

Bà Nguyễn Thị Thắm – Giám đốc bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và khách tham quan

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, giúp con người gần gũi, cởi mở với nhau hơn; miếng trầu tượng trưng cho tình yêu chung thủy lứa đôi, là chiếc cầu kết nối nam nữ nên duyên chồng vợ; miếng trầu còn thể hiện sự thành kính của thế hệ sau với thế hệ trước qua mâm cỗ thờ cúng gia tiên, tế lễ thần linh…

Ngày nay, tục ăn trầu và mời trầu đã không còn phổ biến như xưa nhưng trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong giao hiếu, kết thân, lễ tế, cưới hỏi,… bởi miếng trầu đã gắn liền với đời sống, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Như Anh