LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG – CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC

Giới thiệu sách tại Thư viện Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

LÀM BÁO Ở CHIẾN TRƯỜNG – CHUYỆN NHỮNG NGƯỜI TRONG CUỘC

Chiến tranh đã đi qua gần một phần hai thế kỷ. Đã có không biết bao nhiêu tư liệu, cuốn sách, công trình nghiên cứu; những bài báo, tác phẩm văn học nghệ thuật viết về đất nước, con người những năm tháng hào hùng đó. Và cũng còn biết bao nhiêu những bộn bề, những góc khuất tận cùng chiến tranh vẫn chưa thể nào có thể tái hiện đầy đủ và trọn vẹn…

Phạm Tuấn Trường

altChiến tranh đã đi qua gần một phần hai thế kỷ. Đã có không biết bao nhiêu tư liệu, cuốn sách, công trình nghiên cứu; những bài báo, tác phẩm văn học nghệ thuật viết về đất nước, con người những năm tháng hào hùng đó. Và cũng còn biết bao nhiêu những bộn bề, những góc khuất tận cùng chiến tranh vẫn chưa thể nào có thể tái hiện đầy đủ và trọn vẹn…

Với những người trong cuộc, ký ức về chiến tranh gắn liền với từng giây, từng phút và cả tuổi thanh xuân của họ thì vẫn như thể mới hôm qua, như thể đang tồn tại và hiện hữu, trong đó có thế hệ các nhà báo cách mạng, họ là những người vừa cầm súng, vừa cầm bút trên chiến trường, cận kề giữa sự sống và cái chết. Không ít nhà báo đã ngã xuống để có được những thước phim tư liệu, những hình ảnh chân thực về chiến tranh. Những bài viết, những phóng sự có sức lay động lớn đã tiếp thêm hy vọng, niềm tin và sức mạnh, truyền đi những thông điệp thiêng liêng cho cuộc chiến tranh chính nghĩa vì độc lập, tự do của dân tộc ta. Cuốn sách “Làm báo ở chiến trường – chuyện những người trong cuộc” của nhà báo Cao Kim (nguyên phóng viên Báo Giải Phóng tại chiến trường Nam Bộ và Khu Sài Gòn – Gia Định) kể lại là một mảnh ghép ký ức chân thực về chiến tranh, về những nhà báo – những người vừa là đồng đội vừa là đồng nghiệp của ông trên chiến trường chống Mỹ xâm lược. Những câu chuyện của người trong cuộc bây giờ mới kể chắc chắn sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là các nhà báo trẻ hiểu thêm về sự hy sinh và cống hiến của các thế hệ nhà báo đi trước. Bởi trong những năm tháng nghiệt ngã nhất, thiếu thốn và gian khổ nhất, họ đã làm nên biết bao điều kỳ diệu.

Rất nhiều tác phẩm báo chí trong thời kỳ đó đã đạt giải thưởng lớn của Việt Nam và quốc tế, có sức lan tỏa và lay động hàng triệu con tim. Nhiều tác phẩm báo chí, nhiều nhà báo cách mạng đã được lịch sử tôn vinh.

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020), cuốn sách ra mắt như một lời tri ân tới thế hệ những nhà báo cách mạng – những người đã sống và viết bằng tất cả tinh thần và một giá trị chung là phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 12 năm 2020

Phạm Tuấn Trường

Chi đoàn Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ