KỶ NIỆM 77 NĂM NAM BỘ KHÁNG CHIẾN (23/9/1945 – 23/9/2022) NAM BỘ KHÁNG CHIẾN BIỂU TRƯNG VỀ Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Sự kiện Nam Bộ mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân và toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1945-1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc ta, thể hiện rõ khát vọng cháy bỏng và ý chí không có gì lay chuyển được của quân và dân ta vì nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Cách đây 77 năm, quân và dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược lần thứ hai với khí phách anh hùng, với quyết tâm “thà chết tự do còn hơn sống nô lệ” để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ và Nhân dân cả nước có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài.

Sau Quốc Khánh 2/9, Đoàn đại biểu Xứ Uỷ đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào và Phái đoàn Tổng bộ Việt Minh vừa về đến Nam Bộ. Tin vui đầu tiên làm nức lòng tin tưởng và ý chí chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng trong quân và dân Nam Bộ là được biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh tức lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Còn ta chịu thương lượng với Pháp là để có thời gian thêm chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Sở dĩ Pháp chịu ngồi thương lượng với ta ở Sài Gòn là để chờ đại binh của chúng từ chính quốc đến… Trong đàm phán, chúng luôn nói là Pháp sẽ trở lại Đông Dương đã rồi sau đó sẽ nói chuyện tự trị như De Gaulle đã hứa hẹn. Nhưng chỉ thương lượng trên cơ sở nước Pháp công nhận quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Mặt khác, đi đôi với đánh phá bằng võ trang, giặc Pháp còn âm mưu bắt cóc, thủ tiêu cán bộ lãnh đạo Thành, Xứ ủy của ta. Đêm 22/9 quân Pháp dùng vũ lực chiếm Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, trụ sở quốc gia tự vệ cuộc, Nhà đèn, trụ sở Bưu điện, Đài phát thanh, các bót chính ở trung tâm thành phố. Cuộc chiến bắt đầu lúc 10 giờ hôm đó.

Rạng sáng ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân đội Anh, thực dân Pháp chính thức bội ước, cho hàng ngàn lính nổ súng tấn công, đánh chiếm lại trung tâm thành phố Sài Gòn, chính thức mở ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Kháng chiến Nam bộ và Đại diện Tổng bộ Việt Minh đã thống nhất ra Lời kêu gọi đồng bào cầm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược. Nam Bộ bước vào cuộc chiến trực diện với kẻ thù.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Nam Bộ “muôn người như một” anh dũng đứng lên với tinh thần quyết chiến, “tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Ngay chiều 23/9, cả Sài Gòn – Chợ Lớn hừng hực khí thế chiến đấu, thực hiện bất hợp tác với Pháp, tiến hành “vườn không nhà trống”, quyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Ủy ban kháng chiến Nam Bộ chia Sài Gòn – Chợ Lớn, Gia Định thành 5 mặt trận: Mặt trận Nội thành và 4 mặt trận (Thị Nghè; Bà Điểm – Tham Lương; Phú Lâm; Nhà Bè – Cần Giuộc) xung quanh nội đô. Mỗi mặt trận bố trí các đơn vị vũ trang, được bổ sung quân số và trang bị thêm vũ khí, chuẩn bị mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với các tầng lớp nhân dân sẵn sàng nổi dậy. Ở mặt trận Nội thành, chiến lũy được lập nên khắp các phố phường. Các đội tự vệ chiến đấu nhanh chóng được thành lập. Chỉ trong thời gian ngắn, ta tổ chức 320 đội tự vệ chiến đấu, bố trí 16 khu vực tác chiến trong thành phố và một số tiểu đội vũ trang tập trung tuần tra, canh gác các công sở. Khu ngoại thành và các tỉnh lân cận được tổ chức những đội tự vệ chiến đấu và du kích làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ chính quyền.

Để đối phó với tình thế nước sôi lửa bỏng, Xứ Uỷ cũng đã chỉ đạo Tổng Công đoàn thành phố vận động công nhân lao động tháo gỡ và di chuyển máy móc cơ khí để sử dụng cho công binh xưởng, in ấn… đưa ra chiến khu Đ và Đồng Tháp Mười để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Xứ Uỷ còn đề ra các chủ trương cấp bách: Tăng cường các Đội xung phong Công đoàn thanh niên và “Quốc gia tự vệ cuộc”. Đội xung phong thanh niên thì tuyên thệ ở trụ sở Chaner và nhiều nơi khác, thề hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức mặt trận bí mật ở 16 tiểu khu. Tăng cường chuẩn bị cứu thương, thuốc men và dầu xăng để đốt những nơi cần đốt. Tập trung ở nhiều nơi những cưa, búa để chuẩn bị phá hoại những chổ đã tính trước. Mặt trận nội thành tổ chức bảo vệ cơ quan chính quyền, đoàn thể và bao vây 4 mặt không cho địch ra khỏi Sài Gòn. Các cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận, đường bộ vào chợ Lớn ra Bà Quẹo đều bố trí lực lượng của ta…

4 ngày sau ngày 23-9 nhân dân Nam Bộ lại được huấn lệnh của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng Hòa “Lòng cương quyết, dũng cảm của nhân dân Nam bộ chống lại quân đội xâm lăng của Pháp chẳng những đã cho đồng bào toàn quốc cảm phục mà lại chứng tỏ cho thế giới biểu chí quyết tâm độc lập của nhân dân Việt Nam”

Cuộc kháng chiến này còn thực hiện chủ trương của Đảng ta là tập trung đánh mạnh quân Pháp ở Nam Bộ, quyết tâm giành thắng lợi ở chiến trường Nam Bộ để tạo điều kiện cho việc đấu tranh với quân Tưởng ở miền Bắc. Nhân dân Hà Nội, các tỉnh miền Bắc, miền Trung liên tiếp xuống đường hô vang khẩu hiệu “Phản đối thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ”, “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”, “Tất cả cho Nam Bộ kháng chiến”… Cùng lúc đó, nhiều đơn vị quân Nam tiến đã lên đường vào Nam Bộ, để sát cánh cùng nhân dân Nam Bộ kháng chiến.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Nam Bộ sục sôi ý chí chiến đấu, xông pha mặt trận quyết chiến với kẻ thù xâm lược. Được Trung Ương và cả nước cổ vũ, các chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ vô cùng phấn khích càng thêm quyết tâm đoàn kết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

Đến cuối tháng 9, vòng vây địch ở Sài Gòn càng thêm thắt chặt. Trên các mặt trận Cầu Bông, Cầu Kiệu, Khánh Hội, Xóm Chiếu, Đa Kao, các đội xung phong đã tập kích tiêu diệt nhiều lính Anh, Pháp bằng quyết tâm: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ một lần nữa.”

Ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân Nam Bộ, tháng 2/1946, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng đồng bào Nam Bộ danh hiệu vẻ vang: “Thành đồng Tổ quốc”.

Qua sự kiện đó, ta thấy được bản lĩnh, trí tuệ, yêu nước của nhân dân Nam Bộ và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta cùng với nhân dân cả nước đoàn kết, hợp lực, chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam từ đất nước bị chiến tranh đến hòa bình thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đưa nhân dân Việt Nam từ gông xiềng nô lệ thành người làm chủ nước nhà. Thời gian đã 77 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945 – 23/9/2022), nhưng tinh thần, tầm vóc, giá trị lịch sử và hiện thực của kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ở Nam Bộ đã để lại những kinh nghiệm sâu sắc và bài học lịch sử rất quý giá vẫn còn mang nhiều giá thực tiễn sâu sắc, cần được nghiên cứu, kế thừa, phát huy và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2022

Huỳnh Thị Kim Loan

Phòng Truyền thông – Giáo dục và Quan hệ quốc tế

Tài liệu tham khảo:

  1. 1.Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1998, tập 1, tr.356.
  2. 2.Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.91-92, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.