KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2022)

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.

Phạm Tuấn Trường

Không có mô tả.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên sau buổi gặp tại

Phủ Chủ tịch ngày 29/01/1957 (Ảnh tư liệu)

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.

Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn. Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đổi tên là Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được mời làm Hội trưởng danh dự của Hội giúp binh sĩ tử nạn.Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ tịch đã tới dự. Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.Mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Từ năm 1947, những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đã được Nhà nước thể chế thành những văn bản thực hiện đầu tiên, bảo đảm nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác thương binh, liệt sĩ. Ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 20/SL đặt ra chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”.

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh Liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Tại cuộc họp này, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.Đây được coi là cuộc mít-tinh quan trọng với 2000 người tham gia tại Đại Từ (Bắc Thái). Tại đây, Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Từ đó hàng năm cứ vào dịp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Đặc biệt, từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn đến công tác thương binh, liệt sĩ.

Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh – Liệt sĩ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm, đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước ta và các thế hệ người Việt Nam đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ cũng như công tác thương binh. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.

Công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.

Đồng thời, tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa, thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Trong 75 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và vận động toàn dân tích cực tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ưu đãi đối với người có công đã được ban hành; đối tượng hưởng chính sách ưu đãi được mở rộng, các chế độ ưu đãi từng bước được bổ sung, hoàn thiện, thể hiện sự trân trọng, biết ơn, chăm lo của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Các địa phương, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Xây nhà tình nghĩa, lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, ổn định đời sống thương binh, bệnh binh, chăm sóc bố mẹ, con liệt sĩ…

Đất nước được hoàn toàn độc lập, phát huy truyền thống vẻ vang, ý chí tự lực tự cường, nhiều thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công đã vượt lên thương tật, khó khăn, tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ… góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là nghĩa vụ, là trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một hệ thống chính sách hoàn chỉnh, có hiệu lực và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và mọi người dân trên cơ sở nhận thức rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về hệ thống chính sách đó, để quyết tâm tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả cao và thiết thực. Sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, là nguồn lực tinh thần quý báu, tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng, phát triển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Chúng ta nguyện phấn đấu để xứng đáng với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nước, vì dân.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2022

Phạm Tuấn Trường

Phòng Truyền thông – Giáo dục và Quan hệ quốc tế

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày.

Để góp phần xoa dịu nỗiÂÂÂÂ