HOẠT ĐỘNG THAM QUAN, HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM TẠI BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ

Ngoài việc học trên ghế nhà trường, các hoạt động tham quan, học tập, trải nghiệm tại bảo tàng cũng sẽ là hình thức hiệu quả để giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đặc biệt giúp học sinh yêu thích, học tốt hơn môn lịch sử thông qua tìm hiểu về di sản văn hóa.

Sáng ngày 26/5/2022, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã đón 3 khối lớp 9,10 và 11 của trường Quốc tế Mỹ đến tham quan và học tập các chuyên đề “Áo dài – Nhân vật và sự kiện”, Một số nông cụ truyền thống của phụ nữ miền Nam”; tham quan triển lãm ảnh “Áo dài – Xưa và nay, “ Nụ cười Việt Nam”…

Không có mô tả.

Các em học sinh trường Quốc tế Mỹ tham quan các chuyên đề và triển lãm ảnh tạị Bảo tàng

Phụ nữ Nam Bộ.

Tại đây, các em học sinh trường Quốc tế Mỹ đã có buổi tham quan và học tập thật sôi nổi. Đặc biệt, sau khi tham quan chuyên đề “Một số nông cụ truyền thống của phụ nữ miền Nam” các em vô cùng thích thú. Bởi, với các bạn học sinh vùng nông thôn hoặc các thế hệ đi trước, những hiện vật này rất đỗi quen thuộc nhưng với các em học sinh thành thị thì dường như vô cùng xa lạ. Các loại nông cụ truyền thống này gắn liền với đời sống nông nghiệp của các thế hệ đi trước khi việc trồng lúa nước bắt đầu hình thành và phát triển. Nhiều loại nông cụ ngày nay không còn nữa do được thay thế bởi các phương tiện hiện đại, tiện dụng hơn. Khi được hỏiđã nhìn thấy những hiện vật này ở đâu chưa, thì các em hồn nhiên cùng đồng thanh trả lời: “ Dạ đây là lần đầu tiên các em được nhìn thấy”.

Không có mô tả.

Các em học sinh đang thuyết trình một hiện vật mà em yêu thích tại bảo tàng.

Sau khi tham quan, các nhóm học sinh đã chọn một nông cụ mà nhóm yêu thích để thuyết trình. Những nông cụ mà các nhóm học sinh chọn để thuyết trình như: cối xay lúa, ghế ép bánh hỏi, dụng cụ đánh bắt cá…Để tạo sự sinh động cho phần thuyết trình các bạn đã xếp người chồng lên nhau mô phỏng thành chiếc ghế ép bánh hỏi để người xem dễ hiểu. Nội dung sinh hoạt thuyết trình một hiện vật mà em yêu thích có lẽ là hoạt động thú vị mà các em học sinh thích thú khi đi bảo tàng.

Có thể thấy, hoạt động tuyên truyền– giáo dục tại bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ không còn là sự truyền đạt kiến thức một chiều từ người hướng dẫn, thuyết minh viên sang các em học sinh mà là sự trao đổi hai chiều, tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Nhà trường không chỉ quan tâm đến việc bảo tàng “dạy” gì cho các em, mà quan trọng hơn là “các em học sinh học bằng cách trải nghiệm như thế nào”. Ở đây, học sinh là người học chủ động chứ không còn là người nghe thụ động nữa.Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là nơi giúp học sinh trải nghiệm, tương tác, trao đổi, thảo luận, học tập và thể hiện sự sáng tạo của mình qua các hoạt động học mà chơi, chơi mà học theo hướng giáo dục tích cực.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ luôn mở cửa các ngày trong tuần ( kể cả Lễ, Tết) và chào đón tất cả các đối tượng khách đến tham quan, học tập và trải nghiệm tại bảo tàng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2022

Nguyễn Thị Kim Voanh

Phòng Truyền thông – Giáo dục – Quan hệ quốc tế