GẶP GỠ NỮANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC NHẬN GIẢI THƯỞNG KOVALEVSKAIA

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thực hiện nghiên cứu chuyên đề về những đóng góp của Phụ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước 40 năm qua. Ngày 7/3/2015, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khai mạc trưng bày chuyên đề “Phụ nữ Việt Nam sáng tạo trong khoa học, năng động trong lao động” và tổ chức giao lưu với những nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia và nữ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

altNhân kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015), Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ thực hiện nghiên cứu chuyên đề về những đóng góp của Phụ nữ trong xây dựng và phát triển đất nước 40 năm qua. Ngày 7/3/2015, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khai mạc trưng bày chuyên đề “Phụ nữ Việt Nam sáng tạo trong khoa học, năng động trong lao động” và tổ chức giao lưu với những nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia và nữ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Trân trọng giới thiệu 3 gương mặt nữ trong số những nhà khoa học và Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới:

1. Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, Giáo sư – Tiến sĩ Trần Thị Luyến

altTốt nghiệp khoa chế biến của trường Đại học Thủy sản năm 1974, năm 1976 trở thành cán bộ giảng dạy của trường, với 37 năm công tác Anh hùng Lao động (viết tắt AHLD), Nhà giáo Nhân dân (NGND), Giáo sư – Tiến sĩ (GS.TS) Trần Thị Luyến nổi tiếng là một người say mê nghiên cứu khoa học, bởi vì: “bên cạnh công tác giảng dạy phải luôn coi trọng công tác nghiên cứu khoa học vì chỉ có thực tiễn sản xuất mới làm cho bài giảng sinh động hơn, chất lượng hơn”.

AHLĐ, NGND, GS.TS Trần Thị Luyến có nhiều công trình khoa học có giá trị như: Chế biến rong biển, agar, alginate, nghiên cứu khử mùi khai cá nhám và chế biến cá nhám hương liệu; xác lập các quy trình chế biến sản phẩm mới từ sò lông, sò điệp và nghêu; nghiên cứu biện pháp kỹ thuật – hóa sinh học để làm bong tróc da mực, bạch tuộc phục vụ chế biến thủy sản; nghiên cứu sử dụng các polymer sinh học biển để thay thế các chất độc hại trong bảo quản chế biến nông thủy sản; chế tạo màng polymer sinh học chitosan để bao gói thực phẩm, sản xuất phụ gia caramin từ rong sụn để thay thế hàn the trong sản xuất giò chả v.v…Trong đó, cụm công trình được chọn trao giải thưởng Kovalevskaia là “Nghiên cứu sản xuất chitozan từ vỏ tôm, vỏ ghẹ”; “Nghiên cứu sản xuất surumi (là các sản phẩm được chế biến từ thịt các lọai cá tạp kém giá trị như cá nhám, cá mè, các lọai cá nhỏ) và các sản phẩm mô phỏng (như tôm, cua, xúc xích…)”; “Chiết suất các hợp chất sinh học từ rong biển thay thế các chất độc hại trong bảo quản và chế biến thực phẩm”.

Ngoài ra, AHLD, NGND, GSTS. Trần Thị Luyến còn là tác giả của rất nhiều bài báo khoa học về các công trình đã nghiên cứu trên các kỷ yếu hội nghị và tạp chí chuyên ngành, là chủ biên 11 cuốn sách và tham gia viết phần chế biến rong biển cho quyển Bách Khoa Thư Thuỷ Sản Việt Nam. Song song đó AHLD, NGND, GSTS. Trần Thị Luyến đã góp phần đào tạo hàng chục kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ cho ngành chế biến thủy sản.

Với những đóng góp trên, AHLD, NGND, GSTS.Trần Thị Luyến đã vinh dự nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý như: Huân chương lao động hạng 3 năm 2003, giải thưởng Kovalevskaia năm 2004, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2006 và danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 2008.

2. Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Thị Phương Dung

altCó một người phụ nữ được sinh ra và trưởng thành trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng thuộc xã Tân Túc, huyện Bình Chánh, ngoại thành Sài Gòn – Gia Định. Năm 1968, khi vừa 16 tuổi, cô đã quyết định tạm gác sách bút để “lên xanh”, thoát ly gia đình để tham gia quân giải phóng, trực tiếp cầm súng giết giặc, ở cương vị nào cô cũng bộc lộ phẩm chất của một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm. Ngay cả khi bị thương nặng, phải nằm điều trị nhiều ngày thì khi vết thương chưa lành, sức khỏe mới tạm phục hồi, cô đã xin các bác sĩ trở lại để tham gia chiến đấu, công tác. Sự khốc liệt của chiến tranh, sự thiếu thốn về mọi mặt của đời sống vật chất đã rèn luyện cho cô từ một thiếu nữ mảnh mai trở thành một Trung đội trưởng rắn rỏi và đầy bản lĩnh.

Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cô Nguyễn Thị Phương Dung được chuyển ngành về làm việc tại Ban Tổ chức Quận ủy Quận 10, rồi lần lược kinh qua các nhiệm vụ: Chi cục trưởng Chi cục thuế quận 10, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 10. Năm 1999, cô giữ chức vụ Cục trưởng Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh. Dù ở cương vị nào cô vẫn không chùn bước và nản chí trước khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua thực hiện các luật thuế trên địa bàn thành phố, bằng kiến thức, kinh nghiệm của một nhà quản lý kinh tế, cô đã phát hiện nhiều vướng mắc và những điểm chưa hoàn thiện của các luật thuế mới, kịp thời báo cáo, đề xuất nhiều biện pháp khả thi kiến nghị Tổng cục thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần đưa các Luật Thuế đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cao nhất.

Từ năm 2002, cô đã chủ trì xây dựng và áp dụng đề án thực hiện thí điểm cơ chế “cơ sở sản xuất, kinh doanh tự khai, tự nộp thuế” được Bộ tài chính đánh giá cao và cho thí điểm thực hiện và triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Cô đã ứng dụng hiệu quả kinh nghiệm quản lý của bạn vào quản lý thuế trên địa bàn TPHCM, điển hình là kinh nghiệm đóng dấu vào hóa đơn thuế “giá trị gia tăng” của Trung Quốc, kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của Nhật Bản… với những kết quả đạt được trong công tác, cô đã được Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý trong đó có Huân chương lao động hạng nhì, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.

3. Đôi vợ chồng Anh hùng Lao động, Thương binh Lê Văn Lục và Cam Thị Cúc

altTrong thời kỳ kháng chiến, chú Lê Văn Lục và cô Cam Thị Cúc đã cống hiến cả tuổi xuân của mình cho cách mạng. Chiến tranh đã qua đi nhưng vết tích chiến tranh đã để lại trên thân thể cô chú những vết thương không thể xóa nhòa. Tấm gương của đôi vợ chồng thương binh hạng ¼ là một biểu tượng tiêu biểu, một tấm gương sáng ngời nêu cao tinh thần bất diệt, ý chí kiên cường, một tấm gương lao động vượt qua khó khăn bằng chính đôi tay và sức lao động của bản thân mình mặc dù bị thương tật, chú bị địch bắn bể xoang má và mù hai mắt, còn cô bị mù một mắt và liệt nữa thân người nhưng cô chú vẫn không khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn.

Năm 1976, cô chú đã quen nhau tại trại điều dưỡng của tỉnh, vì thông cảm với nỗi đau mất mát của người đồng cảnh ngộ nên cô chú đã gắn bó hai mảnh đời thương tật để san sẻ cùng nhau những buồn vui trong cuộc sống. Gia đình hai bên chấp thuận, cơ quan tổ chức lễ tuyên bố cho cô chú. Hai con người, với một con mắt còn lại, nhưng cô chú vẫn không khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn. Với số vốn ít ỏi chỉ đủ mua ít dụng cụ thô sơ, hàng ngày cô chú phải dậy từ 4 giờ sáng, vợ đi trước dẫn đường cho chồng đi sau gánh dụng cụ vượt hơn cây số để đến trường học bán nước đá và bánh kẹo cho học sinh. Buôn bán chẳng được bao lâu thì mùa mưa đến, điều kiện đi lại khó khăn cộng với sức khỏe giảm sút chú lâm trọng bệnh nên việc buôn bán bị gián đoạn. Cô chuyển sang bán bánh kẹo tại nhà và chăn nuôi gia súc để tiện việc chăm sóc chú. Mỗi năm cô chú bán gia súc thu nhập được vài triệu đồng nhưng cũng chẳng thấm vào đâu vì ngoài cái ăn cái mặc hàng ngày cô chú còn phải điều trị bệnh do những mảnh đạn còn trong người nên vợ chồng thường xuyên đau ốm.

Năm 1983, cô sinh được một cháu trai, khó khăn lại chồng chất khó khăn, có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được nhưng nhờ sự động viên, giúp đỡ của bà con hàng xóm và những người thân cô chú đã phấn đấu vượt qua.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, năm 1992, cô chú được UBND huyện Cầu Ngang tặng cho một căn nhà và 2 công đất. Có đất và nhà ở, cô chú bàn tính trồng hoa màu nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Một lần đi Trà Vinh khám bệnh, cô tình cờ gặp được người bạn và được mời về nhà chơi, tại đây cô đã tham quan được mô hình trồng táo. Được người bạn chỉ dẫn tận tình, cặn kẽ cách trồng và chăm sóc táo, cô cùng chồng đã dùng hai công đất giồng lập vườn trồng táo. Không ngại khó khăn gian khổ, cô chú luôn tìm tòi học hỏi ở báo đài, bạn bè và những người thân xung quanh về giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân đúng cách nên đã hạn chế được tỷ lệ rụng trái và trái đậu nhiều hơn. Từ năm 1995 đến 1999, nhờ thu hoạch táo 2 vụ/năm gia đình cô chú thoát khỏi cảnh nghèo túng, dần dần đi lên.

Năm 1998 là năm thứ hai thành công trong cơ nghiệp cũng chính là năm sự đau buồn mất mát lớn lao đến với gia đình, chú Lê Văn Lục – chồng cô do lao động nhiều và vết thương tái phát đã lâm trọng bệnh và đột ngột qua đời. Với những thành quả đạt được qua lao động, năm 2000, Thủ tướng đã tuyên dương Anh hùng lao động cho đôi vợ chồng thương binh đặc biệt Lê Văn Lục và Cam Thị Cúc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2015

Trần Thanh Tú