ÁO TÍM TRÊN CÁC NẺO ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

Ở đất Nam Kỳ, Sài Gòn là thủ phủ nên hệ thống giáo dục các cấp được hoàn chỉnh nhiều hơn. Trường “Lycée Pétrus Ký” (Trường trung học công duy nhất và lớn nhất Nam Kỳ thời Pháp thuộc có hệ Thành chung và hệ Tú tài dành cho học sinh Nam người bản xứ, nay là Trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong) và Trường “Collège des Jeunes Filles Indigènes” – Trường Trung học công duy nhất dành cho học sinh Nữ bản xứ ra đời trong hoàn cảnh đó.

Mở ảnhỞ đất Nam Kỳ, Sài Gòn là thủ phủ nên hệ thống giáo dục các cấp được hoàn chỉnh nhiều hơn. Trường “Lycée Pétrus Ký” (Trường trung học công duy nhất và lớn nhất Nam Kỳ thời Pháp thuộc có hệ Thành chung và hệ Tú tài dành cho học sinh Nam người bản xứ, nay là Trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong) và Trường “Collège des Jeunes Filles Indigènes” – Trường Trung học công duy nhất dành cho học sinh Nữ bản xứ ra đời trong hoàn cảnh đó. Trường “Collège des Jeunes Filles Indigènes” được thành lập năm 1913, về sau đổi tên thành “Collège Gia Long” (nay là Trường Phổ thông Trung học Nguyễn Thị Minh Khai), tên nôm na thường gọi là “Trường Áo Tím” vì nữ sinh định kỳ hàng tuần đều mặc áo dài tím đi học.

Ngôi trường Nữ học đường ra đời từ lúc đất nước còn trong vòng kềm kẹp của thực dân Pháp nên phải mang cái tên Pháp: “Collège des Jeunes Filles Indigènes” (Trường Trung học cho Nữ sinh Bản xứ). Nhưng người Việt Nam chẳng ai biết tới cái tên Tây ấy. Trong tâm tưởng mọi người chỉ có một cái tên đáng trân trọng là “Nữ học đường”. Và đến khi nữ sinh trường xuất hiện trong các buổi đi dạo mát với chiếc áo dài tím màu của sự giản dị và khiêm nhường thì cái tên “Trường Áo Tím” đã được mọi người biết tới như một ngôi trường đào tạo biết bao lớp phụ nữ giỏi giang và hiền thục.

Qua bao biến cố lịch sử, trường mấy lần đổi tên: Áo Tím, rồi Gia Long đến Nguyễn Thị Minh Khai. Nhưng niềm tự hào là học sinh của một ngôi trường có bề dày lịch sử “dạy tốt – học tốt”, có những nhà giáo là kỹ sư tâm hồn đem hết năng lực trí tuệ và tình cảm của mình đào tạo thế hệ trẻ, nên có những học sinh chăm học và có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và Tổ quốc.

Niềm tự hào ấy gắn bó các thế hệ học sinh của trường. Đẹp đẽ thay có gia đình: Bà là học sinh trường Áo Tím, mẹ là học sinh trường Gia Long và con là học sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai. Từ sự gắn bó ấy đã ra đời Ban liên lạc Học sinh 3 thế hệ: Áo Tím – Gia Long – Minh Khai có nhiệm vụ đoàn kết cùng nhau phát huy truyền thống tốt đẹp của trường.

Đến với thư viện Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, quý khách có thể đọc được tác phẩm “Áo tím trên các nẻo đường đất nước” – Đây là những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của các chị cùng chung vui buồn khổ cực với đồng bào, cùng nhân dân giành giữ lấy tự do cho Tổ quốc. Đó cũng là phần nào của bức tranh về cuộc sống gian lao mà anh dũng của đất nước ta trong suốt gần hết thế kỷ 20. Ở đây, còn có những khoảnh khắc hồn nhiên vô tư, nghịch ngợm, những ngày đêm đèn sách giữa thầy và bạn, nhưng kỷ niệm đầu đời không bao giờ phai nhạt trong mỗi người. Những người viết lên những trang sách này đã nhiều tuổi, chỉ có mấy lời chân thật, gửi tâm tình đến bạn đọc và thế hệ trẻ thân thương. Đó là tình yêu nước nồng nàn được hun đúc từ lịch sử ngàn năm đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Đường đi trăm nẻo đều dẫn về một mối, đó là sức mạnh của chúng ta. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 2021

Phạm Tuấn Trường

Chi đoàn Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Tour 360° Tour 360° 360 Tour