CHUYỆN KỂ VỀ NỮ ANH HÙNG VÕ THỊ HUYNH TRÊN TỜ BÁO CŨ

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Võ Thị Huynh (1940 – 03/01/2021), quê ở xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Nguyên Quân y sĩ, công tác tại Văn phòng Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội khóa VI.

altBuổi sáng đầu tuần tháng 1 năm 2021, tôi nhận được hiện vật là tờ báo Phụ nữ Sài Gòn số 35, thứ bảy, ngày 14/2/1976của Đạo diễn Nguyễn Quế Lâm trao tặng Bảo tàng. Đây là tờ báo ra đời chỉ 19 ngày sau khi thành phố Sài Gòn được giải phóng, đúng ngày sinh nhật Bác,ngày19 tháng 5 năm 1975 với tên gọi Báo Phụ nữ Sài Gòn,nay là báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh-là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữThành phố Hồ Chí Minh. Những ngày đầu mới thành lập, chỉ phát hành 1 kỳ/tháng. Hiện nay, báo đã tăng lượng phát hành lên 3 kỳ/tuần và bắt đầu từ ngày 19/5/2010 tăng 4 kỳ/tuần (các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật).Những người sáng lập tờ báo là các bà Đỗ Duy Liên (Tư Duy Liên) và Bùi Thị Nga. Đây là tờ báo không những có giá trị về mặt lịch sử, mà nó còn có giá trị bởi trên tờ báo in trang trọng ngay tờ đầu hình Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Võ Thị Huynh, đang cáng thương binh, vai đeo hộp cứu thương, cổ choàng chiếc khăn rằn, với dáng người nhỏ nhắn “chân yếu tay mềm”, nhưng những kỳ tích của người nữ Anh hùng này rất đáng khâm phục.

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Võ Thị Huynh (1940 – 03/01/2021), quê ở xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Nguyên Quân y sĩ, công tác tại Văn phòng Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội khóa VI.

Những năm1960, tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, bàVõ Thị Huynh đã tham gia hoạt động du kích tại địa phương, làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ vào hoạt động trong vùng địch an toàn. Tháng 6/1968, bà nhập ngũ, vừa làm hộ lý vừa học y tá tại quân y huyện Bến Cát. Với sự nhiệt tình, gan dạ, bà được kết nạp Đảng. Trong những năm 1967-1969 và năm 1974,bà phải chịu 8 cái tang: bố, anh em ruột, chồng con đều hy sinh. Nỗi đau không níu được đôi chân và lòng căm hận, bà vẫn kiên trì hoạt động cách mạng. Tháng 6/1968, bà được cử đi học quân y, rồi chuyển về công tác tại Cục Chính trị quân giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi là Cục Chính trị Miền-B2), sau đó làm tại Phòng Cán bộ chính trị Miền.

Trong thời kỳ bà hoạt động tại vùng địa đạo “Tam giác sắt” (Địa đạo Tây Nam Bến Cát, tỉnh Bình Dương), với chiến khu An Thành – là nơi dừng chân của các cơ quan đầu não kháng chiến Khu Bộ Miền Đông, xứ Ủy Nam Bộ, Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Kẻ thù đã nhiều lần càn đi xát lại vùng đất này.Đặc biệt vào năm 1967, Mỹ ồ ạt đưa quân đủ loại binh hùng tướng mạnh và những phương tiện giết người hiện đại nhất, mở cuộc càn Xê-Đa-Phôn (Cedar Falls) với quy mô lớn gồm 30.000 quân, 400 xe tăng, 80 tàu chiến, 100 đại bác và nhiều loại máy bay ném bom, kể cả máy bay B.52 hòng hủy diệt mục tiêu quan trọng này. Nhờ vào hệ thống địa đạo quanh co, chằng chịt, quân và dân ta lúc ẩn, lúc hiện bí mật bất ngờ mở đợt chống càn quyết liệt. Cuối cùng, giặc Mỹ phải rút lui, với sự thất bại thảm hại.Trong trận đấu này, Anh hùng Võ Thị Huynh đã lăn mình dưới làn bom đạn, lương thực, thuốc men thiếu thốn, nhận hàng chục thương binh, vừa điều trị, vừa nuôi dưỡng dưới địa đạo, tìm mọi biện pháp khắc phục. Có những lúc bà phải đi vào rừng đào củ rừng nuôi thương binh hơn một tháng liền. luôn hết lòng phục vụ,điều trị cho thương binh, bệnh binh mau khỏi bệnh để trở về đơn vị chiến đấu. Nhiều lần máy bay, pháo binh địch đánh vào đội điều trị, bà dũng cảm cứu chữa và bảo vệ thương binh an toàn.

Với nhiệm vụ cáng thương binh từ trận địa về trạm phẫu và từ trạm phẫu ra tuyến ngoài, dù trên đường đi khó khăn, thiếu thốn dài ngày, trong tay không một hạt gạo, bà vẫn vui vẻ nhận nhiệm vụ, rồi tự mình tìm kiếm lương thực cho thương binh ăn.Vượt qua mọi khó khăn, thử thách,nguy hiểm vẫn vững vàng ý chí, dũng cảm, kiên cường đưa được thương bệnh binh qua vùng địch kiểm soát về đến căn cứ an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ghi nhận những năm tháng tham gia chiến đấu và công tác xuất sắc trên chiến trường đầy gian khổ, ác liệt, bà Võ Thị Huynh luôn thể hiện một tinh thần bền bỉ, gan dạ, dũng cảm đối mặt với mọi hy sinh và thử thách, vừa nhiệt tình trong công tác, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đươc giao. Bà luôn được đồng chí, đồng đội và nhân dân trong vùng tin yêu, quý mến. Người phụ nữ với các tấm Huân chươngkháng chiến chống Mỹ hạng ba; Huân chương chiến công hạng nhì, ba; Huân chương Quân công hạng ba; Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba đã đượcĐảng và nhà nước vinh danh, phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, ngày 20/9/1971.

Hình ảnh người nữ Anh hùng lực Lượng Vũ Trang Nhân dân Võ Thị Huynh dũng cảm vượt qua những khó khăn gian khổ, kiên cườngtrong đấu tranh với giặc trên chiến trường và tinh thần nhiệt huyết trong công việc của người cán bộ Phòng Chính trị Miền,mãi mãi là niềm tự hào cho thế hệ trẻ hôm nay. Sự cống hiến, hy sinhtuổi thanh xuân cho Tổ quốccủa các bà, các mẹ và các chị -những người nữ anh hùng được ghivào lịch sử, vào thi ca cách mạng, góp phần tỏa sáng truyền thống “Anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 4 năm 2021

Nguyễn Thị Vân Huệ