CẦU NGÓI THANH TOÀN VÀ CÔNG ĐỨC CỦA BÀ TRẦN THỊ ĐẠO

Xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông, nơi có một Di tích văn hoá cấp quốc gia được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận vào năm 1990. Đó là Cầu ngói Thanh Toàn, một cây cầu được mệnh danh là cầu cổ thuộc loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam.

Trong một chuyến công tác vào tháng 9 năm 2017, đoàn chúng tôi được dịp ghé đến xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế 8km đường bộ về phía Đông, nơi có một Di tích văn hoá cấp quốc gia được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận vào năm 1990. Đó là Cầu ngói Thanh Toàn, một cây cầu được mệnh danh là cầu cổ thuộc loại hiếm, có giá trị nghệ thuật cao nhất ở Việt Nam. Đặc biệt, cây cầu do bà Trần Thị Đạo – vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông đã xây dựng cho dân làng.

Ai về cầu ngói Thanh Toàn

Cho em về với một đoàn cho vui

Không có mô tả.Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo xây dựng. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Trong ngôi làng nhỏ, nơi bà sinh sống có một dòng sông chảy qua. Người dân trong làng đi làm đồng ở phía bên kia sông đều phải chèo thuyền, các hoạt động đi lại đều phải gắn liền với thuyền, đò nên khá vất vả và mất thời gian. Qua bao mùa mưa nắng, rét buốt, thấy dân làng đều phải vất vả để qua sông, bà thiết nghĩ phải làm một điều gì đó để thay đổi chuyện này. Với sự đức độ và lòng thương dân làng bà đã tự bỏ tiền của mình để xây dựng một cây cầu cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Cây cầu cũng có thể làm điểm dừng chân, hóng mát, gặp gỡ, chuyện trò… cho người dân trong làng. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: “Bà Trần Thị Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn…là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi…” Năm 1925, vua Khải Định cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Từ ngoài nhìn vào bạn sẽ thấy tổng thể cây cầu mang hình dáng của một ngôi nhà. Đó mới chỉ là cảm quan bên ngoài, nhưng khi bước vào bên trong chúng ta sẽ càng thấy điều đó là đúng, bởi nó được chia thành 7 gian như 7 phòng nhỏ của một ngôi nhà. Khi bước vào một ngôi nhà truyền thống, sẽ thấy bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở chính giữa, ở cây cầu này cũng vậy. Một bàn thờ được đặt ở chính giữa cây cầu để thờ phụng và tỏ lòng thành kính với những người đã có công xây dựng công trình này. Còn hai bên, mỗi bên 3 gian đều được làm các bục cao như những bộ bàn ghế trong nhà. Ở phía đầu cầu là một khoảng đất rộng. Đây là nơi thường xuyên diễn ra những hoạt động vui chơi, hội họp, buôn bán của người dân trong làng. Ở gần cây cầu còn có một ngôi đình, địa điểm này thường là nơi diễn ra hội làng, các hoạt động cộng đồng, cũng như buôn bán, họp chợ.

Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, cầu đã được tu sửa, tôn tạo và gìn giữ. Hàng năm, vào mồng 3 Tết nguyên đán, lễ hội Bài Chòi lại được tổ chức tại đây. Và cứ vào ngày 15/8 Âm lịch, một lễ hội cũng được tổ chức rất linh đình. Theo người dân cho biết thì ngày này là ngày giỗ của bà Trần Thị Đạo. Trong ngày hội, người dân sẽ tổ chức rước bà từ đình ra cầu làm lễ, sau đó lại rước bà về lại đình. Sau khi các nghi lễ đã hoàn tất, sẽ là lúc các hoạt động vui chơi, những trò chơi dân gian như kéo co, đua thuyền trên sông, hò giã gạo… sẽ được diễn ra. Ngoài ra, cứ 2 năm 1 lần lễ hội chợ quê cũng được tổ chức tại đây.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 2021

Nguyễn Thị Kim Voanh

Phòng Truyền thông – Giáo dục – Quan hệ quốc tế