NHÂN NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM 28/6 NGHĨ VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ

Ngay từ thời xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn làng nghề truyền thống, cống hiến khả năng của mình trong xã hội cũng như trong gia đình. Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đình có những biến đổi. Cách mạng tháng Tám thành công, vai trò của phụ nữ được xác nhận đúng với chân giá trị con người, Bác Hồ đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam đều do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm rực rỡ”.

Ngay từ thời xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn làng nghề truyền thống, cống hiến khả năng của mình trong xã hội cũng như trong gia đình. Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đình có những biến đổi. Cách mạng tháng Tám thành công, vai trò của phụ nữ được xác nhận đúng với chân giá trị con người, Bác Hồ đã từng nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam đều do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm rực rỡ”.

Qua các chặng đường lịch sử loài người, vai trò người phụ nữ trong gia đình có những biến đổi. Với thiên chức làm vợ, làm mẹ, là người tạo dựng nên nhân cách con người từ trong bụng mẹ, là “tay hòm chìa khoá”, là trung tâm các mối quan hệ tình cảm, là người giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hoá gia đình, phong tục tập quán tốt đẹp ở làng, thôn, khu phố… đòi hỏi vai trò của người mẹ, người vợ trong gia đình, xã hội rất lớn.

Thiên chức và xã hội đã trao cho phụ nữ phần việc lớn hơn nam giới trong gia đình, đó là việc sinh nở ra con cái để duy trì nòi giống, nội trợ lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ trong nhà, “nhen lên và canh giữ bếp lửa gia đình” tạo nên sự ấm áp, yên vui làm điểm tựa cho chồng, cho con, cho cháu… bằng cái tâm và đức của mình.

Đất nước ta ngày nay được độc lập, tự do, hạnh phúc là quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, song chúng ta không thể không biết ơn các bà mẹ vĩ đại tạo ra các thế hệ danh nhân, anh hùng của đất nước – từ trong gian khó của dân tộc, của nếp nhà Việt Nam.

Gia đình là một tế bào của xã hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội. Người phụ nữ là người thiết tha nhất với hạnh phúc gia đình, đóng vai trò rất quan trọng giữa gia đình và xã hội trong mọi thời đại. Trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh của đất nước, phụ nữ đóng vai trò quan trọng, là lực lượng lao động đông nhất trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, khoa học… Bên cạnh những thuận lợi, phụ nữ cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức. Kinh tế nước ta phát triển nhưng chưa vững chắc. Mức sống của nhân dân ở một số vùng nông thôn còn thấp. Nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế; tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm và ma túy đã ảnh hưởng đến sự an toàn xã hội. Phụ nữ ở các vùng nông thôn và các vùng đô thị hóa gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao học vấn và kỹ năng nghề nghiệp. Điều này đã hạn chế sự đóng góp của phụ nữ cho xã hội, cản trở việc thực hiện mục tiêu bình đẳng, phát triển đối với phụ nữ.

Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mà mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc.

Ngày gia đình Việt Nam là dịp để mỗi thành viên trong gia đình nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.

Ngày gia đình Việt Nam 28/6 là mốc thời gian quan trọng để cho những người con đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 2015

Hồ Ngọc Phương