Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ở miền Nam, nơi tuyến đầu của Tổ quốc, phụ nữ luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và sáng tạo. Trong suốt 21 năm chiến đấu gian khổ, chị em đã vận dụng nhiều phương châm như đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, xây dựng cơ sở trong lòng địch, bám đất bám dân, kiên cường chiến đấu. Đội quân tóc dài, các đội nữ du kích, nữ tự vệ, nữ biệt động luôn là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược. Tết Mậu Thân năm 1968, phụ Sài Gòn – Gia Định và Nam Bộ đã “nối vòng tay lớn” làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ở miền Nam, nơi tuyến đầu của Tổ quốc, phụ nữ luôn là lực lượng đấu tranh hăng hái, dũng cảm và sáng tạo. Trong suốt 21 năm chiến đấu gian khổ, chị em đã vận dụng nhiều phương châm như đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, xây dựng cơ sở trong lòng địch, bám đất bám dân, kiên cường chiến đấu. Đội quân tóc dài, các đội nữ du kích, nữ tự vệ, nữ biệt động luôn là nỗi kinh hoàng của quân xâm lược. Tết Mậu Thân năm 1968, phụ Sài Gòn – Gia Định và Nam Bộ đã “nối vòng tay lớn” làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Học tập lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước với khẩu hiệu hành động “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, các tầng lớp phụ nữ đã tham gia chuẩn bị phục vụ hậu cần và kháng chiến: từ việc trinh sát, đấu tranh vũ trang, che giấu cán bộ, cứu thương… Tại Sài Gòn – Gia Định, Ban Phụ vận Thành ủy cử những cán bộ nữ có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong nội thành, được quần chúng tin yêu, phụ trách xây dựng cơ sở. Chỉ trong một thời gian ngắn, các chị đã gây dựng được nhiều cơ sở chính trị trong quần chúng…
Năm 2013, nhân kỷ niệm 45 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã tổ chức toạ đàm khoa học: “Phụ nữ Sài gòn – Gia Định và Tây Nam Bộ trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”. Sau toạ đàm, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tiếp tục bổ sung những nghiên cứu về Mậu Thân và in ấn các bài viết tham gia toạ đàm làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 với tên ấn phẩm: “Phụ nữ Sài Gòn – Gia Định và Nam Bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968”
Đây là sách tham khảo vì vậy cần rất nhiều những ý kiến góp ý tứ các nhà nghiên cứu lịch sử và bạn đọc. Bảo tàng Phụ nữ rất mong nhận được những ý kiến góp ý và phản hồi. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 4 năm 2021
Phạm Tuấn Trường
Chi đoàn Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ