ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ NỮ TƯỚNG NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Tin Đại tướng qua đời loan nhanh trên các phương tiện truyền thông, đến khắp miền đất trên hành tinh này. Vị đại tướng lừng danh, văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn sống đến 103 tuổi quả là điều hiếm trên thế giới. Không ai mong đợi tin buồn nhưng cuối cùng, những người đang sống vẫn phải bùi ngùi, thổn thức đón nhận, như sự bất lực trước quy luật sinh tử. Nhưng có những thứ con người chống lại cái chết là ký ức về sự bất tử.

Tin Đại tướng qua đời loan nhanh trên các phương tiện truyền thông, đến khắp miền đất trên hành tinh này. Vị đại tướng lừng danh, văn võ song toàn, tài đức trọn vẹn sống đến 103 tuổi quả là điều hiếm trên thế giới. Không ai mong đợi tin buồn nhưng cuối cùng, những người đang sống vẫn phải bùi ngùi, thổn thức đón nhận, như sự bất lực trước quy luật sinh tử. Nhưng có những thứ con người chống lại cái chết là ký ức về sự bất tử. Từng ký ức được nâng niu, lưu giữ, đã sống theo thời gian, dù quyển sổ tay với những dòng ghi chép đầu tiên đời làm báo đã ố vàng theo năm tháng. Tôi được gặp Đại tướng vào năm 1995, khi cùng một đoàn làm phim tài liệu thực hiện cuộc phỏng vấn về nữ tướng Nguyễn Thị Định vượt biển ra Trung ương, xin vũ khí cho Nam bộ đánh Pháp. Mười tám năm đã trôi qua, may mắn thay, cuộc phỏng vấn Đại tướng trong ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu đã được TFS dựng thành bộ phim gây xúc động lòng người…

44

Năm ấy, tôi là một nhà văn trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề. Khi người ta trẻ thường không biết sợ, ngây thơ và rất đỗi nhiệt tình. Tìm lại quyển sổ tay ghi chép năm 1995, tôi rưng rưng khi đọc lại những dòng nắn nót của mình trên trang giấy, nay đã ố vàng, cũ kỷ, về nội dung phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Phải, vì hồi đó còn quá trẻ tuổi nghề nên tôi buộc mình phải thật nghiêm túc, khi được Đại tướng hẹn đến làm việc tại tư dinh. Đêm trước ngày được gặp Người, ở khách sạn, tôi dường như không ngủ, đã vắt nát óc, vận dụng mọi kiến thức, trải nghiệm nghề nghiệp, soạn ra bảng câu hỏi kín hai trang giấy. Những câu hỏi giờ đọc lại, tôi kinh ngạc vì sự dũng cảm của mình trong nghề nghiệp. Vì lòng ngưỡng mộ một vị tướng lừng danh, vì yêu nghề báo mà tôi đã chân thành, nhiệt tình lao vào “thể loại phỏng vấn”, với những câu hỏi, đại ý như sau:

“Ấn tượng của Đại tướng về bà Nguyễn Thị Định?”

“Đời thường của Đại tướng trong những năm tháng hòa bình?”

“Đại tướng bắt đầu một ngày mới như thế nào?”

“Mối tình đầu của Đại tướng?!”

“Đại tướng nghĩ gì khi trong hai cuộc trường chinh kháng chiến của dân tộc có quá nhiều phụ nữ tham gia và hy sinh, có quá nhiều những bà mẹ mất con, những người phụ nữ trở về sau cuộc chiến tranh sống trong góa bụa, cô đơn?!”

“Trong thắng lợi, vinh quang; Đại tướng thường nghĩ đến điều gì?! Trong những lúc cô đơn, đau buồn từ thăng trầm cuộc đời, Đại tướng tựa vào gì để tìm lại sự quân bình trong cuộc sống?!”

“Vai trò của gia đình trong đời sống của Đại tướng?!”

“Nếu có thể, xin Đại tướng kể lại vài kỷ niệm thú vị trong cuộc đời làm báo (Trước 1945, Đại tướng đã từng làm chủ bút một tờ báo ở Nam kỳ)

Những câu hỏi dày đặc, khiến tôi lo lắng, bởi thư ký của Đại tướng báo cho tôi biết, Người chỉ dành 30 phút cho cuộc gặp đoàn miền Nam. Chiều ngày 8.7.1995, tôi dũng cảm bước vào cuộc phỏng vấn lịch sử trong cuộc đời viết văn, viết báo của mình.

33

Với thời lượng ngắn ngủi cho cuộc phỏng vấn, dĩ nhiên, tôi ưu tiên cho câu hỏi về những kỷ niệm của Đại tướng với nữ tướng Nguyễn Thị Định- Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Tôi kinh ngạc và cảm động, bởi dường như những ký ức, lòng cảm mến của Đại tướng dành cho vị nữ tướng miền Nam của chúng tôi nằm sẵn trong trái tim Người. Đại tướng kể một mạch và tôi cắm cúi ghi chép:

“Năm ấy, đoàn chị Nguyễn Thị Định vượt biển ra miền Bắc, được bố trí ở nhà Bộ trưởng Bộ giáo dục Đặng Thai Mai. Ấn tượng đầu tiên tôi được gặp chị Nguyễn Thị Định là một người phụ nữ với tính cách mạnh mẽ, kiên cường; ẩn trong vẻ đẹp dịu dàng, đôn hậu của phụ nữ Nam bộ. Về sau, tôi được biết chị xuất thân từ một gia đình nghèo ở Bến Tre, sớm tham gia cách mạng, phát triển phong trào cách mạng từ cơ sở mà nên, từ xã, huyện, tỉnh, đến Miền và sau này ra đến Trung ương. Chị là một phụ nữ toàn diện về chính trị, quân sự, ngoại giao. Tên tuổi của chị từ máu lửa phong trào cách mạng miền Nam mà ra, gắn với Đảng bộ Giồng Trôm trong những năm ác liệt nhất. Sau này, tôi càng khâm phục chị vì người phụ nữ dịu dàng tôi được gặp năm ấy, trong kháng chiến chống Mỹ đã lãnh đạo đồng bào Bến Tre làm nên cuộc đồng khởi, sáng tạo chiến pháp ba mũi giáp công đánh giặc vô cùng hiệu quả. Đây là nghệ thuật chiến đấu toàn dân, rất độc đáo mà chỉ ở Việt Nam mới có hình thức sáng tạo này. Về sau, chị được phong quân hàm tướng, với vai trò Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Chị xứng đáng với vai trò quan trọng, đáng tự hào ấy. Chị thực sự có tài năng quân sự, miệt mài làm việc… Sau này, chị vẫn là vị tướng trong thời bình, khi phụ trách ngành Thương binh xã hội, đã có những việc làm cụ thể, thể hiện trách nhiệm với nhân dân. Khi giữ trọng trách Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, chị đã quán xuyến những việc của Nhà nước, của Quốc hội. Tôi khâm phục chị vì đức tính trung thực, quyết liệt chống lại sự tha hóa, kiên định bảo vệ chân lý. Trên mọi cương vị công tác, tôi cảm động vì đức tính giản dị, gần gũi với anh chị em, đồng đội của chị. Chị là người phụ nữ thể hiện sâu sắc truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam. Tôi không ngạc nhiên vì sao chị không chỉ được đồng bào trong nước mà nhân dân nhiều nước trên thế giới cũng rất ngưỡng mộ, yêu mến chị. Những năm cuối đời, chị bị bệnh tim nặng. Một lần gặp chị, tôi chân thành khuyên chị nên chú ý giữ gìn sức khỏe. Chị không nói gì, cười rất hiền, gương mặt đầy ưu tư…

Một kỷ niệm sâu sắc khi tôi nhớ về chị là câu chuyện chị gõ mọi cánh cửa quyền lực cao nhất, đi về những nơi xa xôi tìm hiểu, minh oan cho một cán bộ quân sự. Một lần, chị đi thăm nghĩa trang Trường Sơn, thay vì nghỉ lại chị vội vã ra Hà Nội ngay, để kịp “chiến đấu,” cứu số phận một con người. Tôi không khỏi ái ngại cho tuổi tác và sức khỏe của chị. Lúc đó, nếu có đủ quyền năng, tôi đã giữ chị ở lại… Nào ngờ điều lo lắng của tôi đã trở thành sự thật. Năm 1992, chị Ba Định mất đột ngột ở Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tim!”.

Lặng đi một lúc, Đại tướng nói: “Chị Ba Định là vị tướng cả thời chiến lẫn thời bình. Chị là người phụ nữ Nam bộ dịu dàng nhưng rất cương trực, dũng cảm. Ở cương vị nào chị cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bác Hồ đã từng khen chị: “Phó Tổng tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta”. Tôi tự hào về chị“.

22

Lần lượt, Đại tướng trả lời những câu hỏi phỏng vấn của tôi. Với sự khoan dung, độ lượng, cởi mở người nói nhiều hơn cả yêu cầu người phỏng vấn. Thật thú vị khi Đại tướng kể thời kỳ vào Nam làm báo, trong phong trào Đông Dương Đại hội, biên tập tờ Dân Chúng, trưa Người cũng đi ăn cơm bụi. Đại tướng dành cho giới phụ nữ sự quý mến, trân trọng đặc biệt. Đại tướng tiết lộ: “Tôi vẫn còn giữ quyển sổ ghi chép thời còn ở Việt Bắc, khi nhận xét hoạt động của phụ nữ. Tôi ghi rõ: “phụ nữ rất hăng hái”. Sự trân quý phụ nữ của Đại tướng chân thành, nhất quán ngay trong đời riêng. Người hết mực yêu thương, quý trọng những người phụ nữ của cuộc đời mình. Đại tướng có một nguyên tắc giản dị trong đời sống gia đình: luôn nỗ lực mang lại hạnh phúc cho nhau, yêu thương, tôn trọng nhau. Khi rút vào hoạt động bí mật, Người vẫn mong vợ mình (liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái) gởi con, tiếp tục “đi bí mật”. Khi nghe đồng chí báo tin Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh ở Hỏa Lò, Người chết lặng… Phải chăng từ cảm nhận sâu thẳm vẻ đẹp và sức mạnh bên trong của người phụ nữ với dấn thân, hy sinh, kiên cường chịu đựng mất mát mà Đại tướng đã thốt lên lời tự đáy lòng: “Trải qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để đất nước được hòa bình thống nhất, có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, có biết bao công lao của những người mẹ, của những thế hệ lãnh đạo đã khuất. Công lao đóng góp của tôi cũng có nhưng chỉ là một giọt nước trong biển cả mà thôi”.

11

Cúi xuống để thấu hiểu, Người cao lớn, lồng lộng trong tâm thức người đang sống.

Năm 1998, Đại tướng Võ NGuyên Giáp đến thăm Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Người đã viết những dòng lưu niệm quý báu:

“Tôi rất xúc động đến thăm Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam bộ trong dịp Tết Mậu Thìn.

Cống hiến của chị em phụ nữ Nam bộ vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới ngọn cờ của Đảng và của Bác Hồ, thực là to lớn.

Tôi tin rằng, trong kỷ nguyên mới của cách mạng, các chị em phụ nữ Nam bộ tiếp tục phát huy truyền thống

Anh hùng bất khuất

Trung hậu đảm đang

Nêu cao tinh thần đổi mới tư duy lao động sáng tạo do Đại hội Đang đề ra

Mãi mãi xứng đáng là

Phụ nữ của Thành đồng Tổ quốc

Góp phần ngày càng to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, xã hội chủ nghĩa.

Tour 360° Tour 360° 360 Tour