Đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam trong hai cuộc kháng chiến

Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động nhiều cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Ở Nam bộ, hàng trăm cuộc biểu tình, bãi công, bãi thị của công, nông, … đã nổ ra. Các cuộc biểu tình đều có đông đảo phụ nữ tham gia. Ngoài những yêu sách chống đánh đập, cúp phạt lương của công nhân, còn có những yêu sách riêng cho nữ công nhân. Các cuộc đấu tranh công khai hợp pháp trên diễn đàn báo chí cũng được khởi xướng như cuộc vận động nữ quyền trên báo Phụ nữ Tân Văn…

Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động nhiều cao trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Ở Nam bộ, hàng trăm cuộc biểu tình, bãi công, bãi thị của công, nông, … đã nổ ra. Các cuộc biểu tình đều có đông đảo phụ nữ tham gia. Ngoài những yêu sách chống đánh đập, cúp phạt lương của công nhân, còn có những yêu sách riêng cho nữ công nhân. Các cuộc đấu tranh công khai hợp pháp trên diễn đàn báo chí cũng được khởi xướng như cuộc vận động nữ quyền trên báo Phụ nữ Tân Văn…Ngoài ra, các hình thức đấu tranh khác như: biểu tình đòi dân sinh, dân chủ, chống thuế, chống phát xít …. cũng hết sức rầm rộ. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), phụ nữ Nam bộ lại tham gia đông đảo trên nhiều lĩnh vực đấu tranh chính trị như: lãnh đạo cướp chính quyền, vận động quyên góp ủng hộ kháng chiến, chống giặc đói, giặc dốt; các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, …

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện đường lối chiến lược và phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi” (chính trị, quân sự, binh vận) của Đảng, có thể nói đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất, sáng tạo nhất của phụ nữ Nam bộ là đấu tranh trực diện của “Đội quân tóc dài” – đội quân đặc biệt này xuất hiện từ cao trào Đồng khởi ở Bến Tre năm 1960, sau đó lan rộng toàn miền Nam, từ thành thị đến nông thôn, vùng tạm chiếm đến trung tâm đô thị Sài Gòn. Nội dung, hình thức đấu tranh, tổ chức đội ngũ của đội quân tóc dài luôn thay đổi, biến hoá linh hoạt, thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, các cuộc đấu tranh chống bắt lính, chống dồn dân lập “ấp chiến lược”, chống bắn pháo, rải chất độc hóa học, đấu tranh đòi bồi thường nhân mạng… diễn ra ở khắp nông thôn miền Nam. Ở thành thị, nữ công nhân, sinh viên học sinh, tiểu thương, trí thức, ni sư Phật tử … có mặt trong nhiều cuộc mít tinh, biểu tình. Lúc bình thường, những người phụ nữ ấy gắn bó với ruộng đồng, gia đình. Khi cần biểu dương lực lượng và khí thế cách mạng họ lại xuống đường giương cao biểu ngữ. Vũ khí đấu tranh của họ không phải là súng đạn, mà chủ yếu là lòng yêu nước, là tinh thần quật khởi của phụ nữ miền Nam.

Hơn 1.000 bức ảnh và hiện vật trong sưu tập chuyên đề “đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam” được Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ lưu trữ duới nhiều góc độ và chuyên mục, là minh chứng hùng hồn cho sự đóng góp của phụ nữ miền Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Tour 360° Tour 360° 360 Tour