Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng với nhiều chiến công hiển hách và cả những hy sinh, mất mát to lớn. Ở Củ Chi, nơi chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 70km nhưng địa đạo đã xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu hình thành từ xã Tân Phú Trung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó lan rộng ra nhiều xã. Đó là một hệ thống ngầm thông suốt với nhau, được xây dựng nên bởi bàn tay và tinh thần yêu nước quật cường của người dân vùng đất thép.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng với nhiều chiến công hiển hách và cả những hy sinh, mất mát to lớn.
Ở Củ Chi, nơi chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 70km nhưng địa đạo đã xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu hình thành từ xã Tân Phú Trung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó lan rộng ra nhiều xã. Đó là một hệ thống ngầm thông suốt với nhau, được xây dựng nên bởi bàn tay và tinh thần yêu nước quật cường của người dân vùng đất thép.ÂÂÂ Với tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời”, bộ đội, du kích và người dân Củ Chi đã kiên cường bám trụ chiến đấu, góp phần đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Chính những năm tháng chiến tranh khốc liệt ấy, Đội nữ du kích Củ Chi đã ra đời, sát cánh cùng lực lượng nữ du kích các xã trên địa bàn cầm súng bảo vệ quê hương. Suốt những năm tháng chiến đấu, Đội nữ Du kích Củ Chi đã có hàng chục chị hy sinh, bị thương; nhiều chị bị bắt bớ, tù đày, tra tấn dã man, song các chị vẫn một lòng kiên trung với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Chiến tranh kết thúc, trở về cuộc sống thường ngày, các nữ du kích Củ Chi tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.
Hãy đến với thư viện của bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ để đọc những cuốn sách và cảm nhận nhiều hơn nữa những tấm gương anh hùng, những bông hoa đất thép đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và tính mạng của mình để dành nền độc lập cho nước nhà.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 01 năm 2021
Nguyễn Thị Kim Voanh
Chi đoàn Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ