HOA SEN VÀ CÂY DA DÙ

Hoa sen

Cây Da Dù

KIM YI-JEONG

Tập truyện ngắn

Tôi rất muốn nhìn thấy những tấm bia căm thù lính Hàn Quốc

…..nhưng bản thân lại chẳng đủ dũng khí để một mình tìm đến.

(Trích lời của tác giả Kim Yi-Jeong – tập truyện ngắn Hoa sen và Cây Da Dù)

            Hai tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Kim Yi – Jeong – Nhà xuất bản Đà Nẵng viết về hai vụ thảm sát thường dân trong Chiến tranh Việt Nam xảy ra tại làng Hà My, Phong Nhị ở Quảng Nam. Nhóm dự án với mong muốn rằng, bằng kiến thức và tấm lòng của mình, có thể chuyển tải đến những người dân ở nơi đã xảy ra hai cuộc thảm sát kia lời xin lỗi và tấm lòng mong mỏi được thứ tha, xoa dịu nỗi đau chiến tranh và xây dựng hoà bình của không chỉ nhà văn Kim Yi – Jeong mà của xã hội Hàn Quốc.

            Lần đầu tiên trong đời, nhà văn Kim Yi – Jeong mang theo giấc mơ về cuộc sống nơi nước ngoài trong một tháng. Chuyến bay bắt đầu đến Đà Nẵng ngày 01 tháng 01 năm 2017, khi bà chẳng thể chịu nổi cái lạnh buốt, mang theo một khởi đầu ngọt ngào rời khỏi thành phố Seoul lạnh dưới âm 10 độ và trải qua một tháng mùa đông tại Đà Nẵng ấm áp, vạch ra một kế hoạch cực kỳ xa hoa cho bản thân. Dành cho bản thân món quà đặc biệt hưởng một không gian yên tĩnh trong căn phòng trọ, viết một thiên truyện yêu thích.

Một ngày sau nửa tháng đến Đà Nẵng…

            Cô Tuyền –  một giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng bảo nhà văn Kim Yi – Jeong sẽ đưa đoàn Du lịch đến thăm làng Hà My và làng Phong Nhất. Chuyến xe buýt lăn bánh chở đoàn du lịch Hoà Bình thẳng tiến đưa những sinh viên Hàn Quốc cùng sinh viên Trường Đại học Ngoại Ngữ hướng về phía làng Hà My.

            Xa xa…. thấp thoáng, mái lợp ngói uốn lượn như bay giữa cánh đồng trồng đậu phộng và bắp, bia tưởng niệm làng Hà My đứng đó sừng sững. Một tấm bia khắc kín tên của 135 nạn nhân là người già, phụ nữ và có cả nạn nhân là trẻ thơ mới chào đời năm đó còn chưa kịp đặt tên…. Xúc cảm đau đớn, phẫn nộ, đau buồn ập đến khiến ruột gan cứ nôn nao, bà đọc hết tên các nạn nhân như gọi từng người một.

            Mặt sau bia đá, một bức tranh hoa sen màu máu rất kỳ lạ được vẽ.

            Bà hỏi cô Tuyền. “Sao hoa sen này lạ vậy?”

            Lúc này cô Tuyền mới giải thích. Sự thật đê hèn đằng sau văn bia được che phủ bởi bức tranh hoa sen. Bông hoa che giấu sự thật chẳng thể nào đẹp được.

            Trong khoảnh khắc, nỗi hổ thẹn không thể kềm chế được trỗi dậy. Chuyện chẳng thể kết thúc chỉ bằng một lời xin lỗi và dù rằng ngôn từ của bà có thể bất lực nhưng vẫn phải cố gắng hết sức tạ lỗi. Đêm đó, bà bỏ tập tiểu thuyết viết dang dở và bắt đầu viết chuyện về làng Hà My – Khởi đầu cho sự tạ lỗi của tôi – tác giả Kim Yi-Jeong.

            Không bao giờ có thể tưởng tượng nổi trong hai giờ đồng hồ là thời gian nhanh và thảm khốc có thể giết chết 135 sinh mệnh ở làng Hà My – lời kể của Hạ sĩ Seo – một lính đánh thuê người Hàn. Quyết tâm một ngày rời xa căn lán chật chội tại xóm núi nghèo ở Seoul bỏ lại đứa con vừa tròn một tuổi và người vợ ở nhà với hy vọng giúp gia đình thoát khỏi khí than hít phải và cải thiện cuộc sống, để đến đây… sao mà tàn khốc quá. Những đoạn thời gian rời rạc chẳng thể ghép lại, nhưng đến giờ người hạ sĩ ấy vẫn bị giam cầm trong mảnh ký ức của ngày hôm đó chẳng thoát ra được. Dù uống cả nạm thuốc mỗi ngày, trong phòng cách ly bị bao quanh hàng rào sắt, hạ sĩ Seo vẫn hay gào thét vì không thể xoá đi vệt nắng và vết máu của ngày hôm đó. Ánh mắt đầy máu của người phụ nữ nhìn đăm đăm, bám riết không rời giây phút nào cả cuộc đời ông.

            Chuyến tham quan tìm hiểu giá trị hoà bình lại tiếp tục lăn bánh đến ngôi làng thứ hai, làng Phong Nhị. Vì là nơi gần biển nên nơi đây lúc nào cũng đón những cơn gió mang theo cái ẩm ướt dính dấp lên da. Những chiếc lá cây Da Dù đung đưa trên cành như mấy đứa trẻ bị cù lét. Thời tiết quả là phù hợp với cái tên “Phong” – ngôi làng của những cơn gió.

            Ở đó bà gặp cô Nguyễn Thị Thanh, trong lúc trò chuyện, bà mới biết chị và bà bằng tuổi nhau. Năm tám tuổi, trong lúc chị đang lấy tay rịt chặt phần hông bị đạn bắn toác, lết đi và chật vật giành lại sựu sống thì bà đang cùng lũ bạn trong xóm đến xem những món đồ Việt Nam của con trai trưởng thôn bên cạnh.

            Một sự thật kinh hoàng, cái yêu thích của bà khi còn thơ bé đó là thèm muốn cái đài bán dẫn xách tay mà con trai trưởng làng bên mang về từ “Chiến tranh Việt Nam”, thì cũng là lúc cô ấy đã mất cả gia đình. Hằn tưởng rằng như vết thương hằng sâu trên bụng cô ấy là do viên đạn bắn ra. Nếu được, bà muốn xoa dịu vết thương trên người cô ấy.

            Nhà văn Kim Yi – Jeong cùng với mọi người trong đoàn rời nhà chị tới chỗ cây Da Dù, nơi đặt bia tưởng niệm. Sau khi biết bằng tuổi, Chị và bà quàng tay qua eo nhau cùng rảo bước và trở thành bạn bè lúc nào không hay. Đó là ngay trước khi rẻ vào con đường ruộng hẹp. Tay bà bổng dưng trượt xuống một bên hông và chạm vào phần lường bị hõm sâu của chị. Cảm giác lồi lõm đó truyền đến lòng bàn tay tôi hệt như bàn chân đang bước đi bỗng hụt xuống vũng nước trên đường. Tay bà ôm chặt vết thương của chị rồi bước sát bên nhau giống như trò chơi hai người ba chân trên con đường quê lộng gió. Có lẽ là ngọn gió vô tình đã thổi trong ngày xa kia.

            Qua bao năm tháng đó, vẫn còn kí ức đọng lại của một ngày bầu trời trong vắt không một hạt bụi nhưng quả là đúng với cái tên “ngôi làng của gió”, gió đang thổi về khiến mấy chiếc lá trên tán cây Da Dù đung đưa thoả thích. Cây Da Dù giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, nhưng chị biết rằng cây sẽ không bao giờ quên những gì nó đã chứng kiến. Rằng cây đã tận mắt nhìn thấy những người kéo ra gốc cây để van vái vì sao lại nằm xuống ở đó, để một ngày, nó sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện đau thương. Mà không, không biết chừng cây Da Dù đã kể hết tất cả mọi chuyện cho thần Gió nghe rồi.

            Tập Truyện ngắn “Hoa sen và cây Da dù” của nhà văn Kim Yi – Jeong hiện đang có tại Thư viện của bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, kính mời quý độc giả đến đọc để hiểu hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2024

Đào Thị Hồng Quyên

Phòng Truyền thông – Giáo dục – Quan hệ quốc tế

Tour 360° Tour 360° 360 Tour