GIỚI THIỆU SÁCH TẠI THƯ VIỆN BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ – NỮ SĨ VIỆT NAM

Xưa, dù ở phương Tây hay phương Đông, địa vị và khả năng của phụ nữ thường bị coi nhẹ. Nhất là phương Đông, người đàn bà hay bị gạt ra bên lề xã hội với thành kiến “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô!”. Mặc dù trên thực tế, phụ nữ chiếm quá nữa dân số toàn cầu và chính phụ nữ đã đóng góp vai trò của họ không nhỏ trong việc xây dựng nền văn minh xã hội và trường tồn nhân loại.

altXưa, dù ở phương Tây hay phương Đông, địa vị và khả năng của phụ nữ thường bị coi nhẹ. Nhất là phương Đông, người đàn bà hay bị gạt ra bên lề xã hội với thành kiến “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô!”. Mặc dù trên thực tế, phụ nữ chiếm quá nữa dân số toàn cầu và chính phụ nữ đã đóng góp vai trò của họ không nhỏ trong việc xây dựng nền văn minh xã hội và trường tồn nhân loại.

Ở Việt Nam, từ xa xưa dân tộc ta đã sống theo chế độ mẫu hệ. Dần dần sự biến chuyển của xã hội đã chuyển tiếp thời phụ hệ, đi đến quan liêu phong kiến, nhất là sau một ngàn năm Bắc thuộc, dân ta lại bị ảnh hưởng nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nếu nhắc đến phụ nữ, cũng chỉ buộc trói trong bổn phận : “Trai khôn làm việc quan, Gái ngoan giữ việc nhà”…

Cũng thời điểm này còn có chế độ đa thê, đây là mầm móng hạ thấp thêm nhân phẩm người phụ nữ. Khắt khe là thế, nhưng ở bất cứ thời đại nào cũng nảy sinh những người phụ nữ giàu nghị lực, âm thầm phấn đấu vươn lên. Đã có trường hợp giả trai đi học, đi thi và đỗ đạt thành tích cao như: bà Nguyễn Thị Duệ đỗ Tiến sĩ thời Mạc. Hay đó là bà Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, Ngọc Hân công chúa, Sương Nguyệt Anh… là những người phụ nữ đã đóng góp không nhỏ vào nền văn học nước nhà.

Tác phẩm “Nữ sĩ Việt Nam tiểu sử và giai thoại cổ – cận đại” của Như Hiên, một tác phẩm xuyên qua khá nhiều thế hệ, là một công trình sưu tầm khảo cứu khá đầy đủ và tỉ mỉ, đã giúp cho chúng ta được biết thêm rất nhiều nữ tài mà xưa kia vì thành kiến trọng nam khinh nữ đã bị bỏ quên trong quá khứ, nay được trả về ngôi vị Nữ lưu văn học Việt Nam.

Hãy đến với Thư viện của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ để bạn đọc có thể cảm nhận rõ hơn về tiểu sử, giai thoại của những nữ sĩ Việt Nam trong giai đoạn cổ và cận đại. Bên cạnh đó, tại thư viện của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ còn lưu giữ hàng trăm đầu sách quý thể hiện sự cống hiến phụ nữ Việt Nam trên các lĩnh vực đấu tranh, văn hóa, chính trị và khoa học phục vụ nhu cầu nghiên cứu của quý bạn đọc. Trân trọng giới thiệu!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 09 năm 2020

Nguyễn Thị Kim Voanh

Chi đoàn Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

Tour 360° Tour 360° 360 Tour