GĂP GỠ “CỎ LAU THÉP” TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

Nhân kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/0/1975 – 30/0/2021), 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021), 44 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1977 – 18/5/2021) và 36 năm Ngày thành lập Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (29/4/1985-29/4/2021), Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ “Những người phụ nữ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” và khai mạc trưng bày chuyên đề: “Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Chuyên đề “Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh” được lên kế hoạch nghiên cứu từ tháng 3/2019 nhằm chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 2020.Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên đến hôm nay, Bảo tàng mới có dịp ra mắt và giới thiệu đến quí khách. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã phối hợp cùng Bảo tàng Đắc Lắc, An Giang lên kế hoạch điền dã, nghiên cứu sưu tầm tư liệu, hiện vật, gặp gỡ các nhân chứng từ tháng 3/2019 để bổ sung cho đề tài mà Bảo tàng còn thiếu lâu nay. Đó là, vai trò và những đóng góp của phụ nữ miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Chương trình giao lưu sẽ giới thiệu đến quí đại biểu, quí khách những người phụ nữ trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, khi đó các cô, các chị đảm nhận những vị trí trọng yếu như biệt động, tình báo, giao liên, binh vận… ở cái tuổi xuân xanh, rất đẹp của người con gái; gặp gỡsĩ quan tác chiến của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 là đội quân thuộc lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 với nhiệm vụ là tiến công nhanh chóng vào nội đô thành phố Sài Gòn,mục tiêu là đánh chiếm Dinh Độc Lập, Đài phát thanh và Bộ tư lệnh Hải quân của địch – người đã tham gia và chứng kiến giây phút lịch sử đại thắng mùa xuân năm 1975, người đã cùng đồng đội áp giải Tổng thống Dương Văn Minh lên Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Ký ức của những năm tháng lịch sử luôn đầy ắp trong những người cựu chiến binh mà giờ đây mái tóc đã điểm bạc, giọng không còn sang sảng nhưng với các cô, các chú những người vào sinh ra tử với cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại thì những khoảnh khắc lịch sử ấy không bao giờ quên. Gặp lại những nhân chứng, những người góp phần viết nên chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975 để luôn nhắc nhở cho thế hệ hôm nay và mai sau giá trị của độc lập, tự do; truyền thống chống giặc ngoại xâm của các thế hệ và phụ nữ Việt Nam nói riêng.

alt

Bà Vũ Minh Nghĩa

alt

Bà Nguyễn Thị Ngọc Mỹ

alt

Ông Nguyễn Văn Nhu – người cầm súng ngắn đi sau Tổng thống Dương Văn Minh

Với trưng bày chuyên đề: “Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh”, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ giới thiệu đến khách tham quan về chủ trương, sự chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh; những người phụ nữ trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tên gọi “Cỏ lau thép” vàthành quả trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nhớ lại cuối năm 1974, chính quyền Sài Gòn ngoan cố đẩy mạnh bình định lấn chiếm, chống phá cách mạng, nhưng thế và lực của địch ngày càng suy yếu, các lực lượng cách mạng ở miền Nam tiếp tục giành nhiều thắng lợi. Tháng 10/1974, Bộ Chính trị họp nhận định tình hình và thời cơ chiến lược mới. Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 đến 1976 và chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975.Từ ngày 18/12/1974 đến ngày 8/01/1975, Bộ Chính trị họp (mở rộng) đánh giá tình hình địch, ta ở miền Nam. Cũng thời gian này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định lấy Buôn Ma Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch Tây Nguyên năm 1975.

Đầu năm 1975, khi Tây Nguyên được giải phóng, tạo ra khả năng giải phóng miền Nam trong mùa khô 1975 thì Trung ương Cục chỉ đạo các Khu ủy, Tỉnh ủy tiến hành kế hoạch giải phóng miền Nam: “Đây là thời kỳ không phải chỉ giải phóng nông thôn mà giải phóng cả thị xã, giải phóng cả khu, cả tỉnh mình…”. Nhận được chỉ thị này, quân – dân Long Châu Tiền và Long Châu Hà khẩn trương xây dựng kế hoạch hoạt động, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị quần chúng, chuẩn bị mọi mặt cho thời cơ đến.Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước kết thúc tại An Giang vào chiều ngày 2 tháng 5 năm 1975.

Buổi giao lưu, gặp gỡ “Những người phụ nữ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử” và khai mạc trưng bày chuyên đề, “Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh”được tổ chức vào lúc 9 giờ sáng Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2021 tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (số 200 – 202 đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh). Chuyên đề trưng bày mở của đón khách từ ngày 27/4/2021 đến ngày 30/9/2021.

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ trân trọng kính mời quí khách đến tham dự chương trình giao lưu và tham quan chuyên đề “Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2021

BAN TỔ CHỨC

Tour 360° Tour 360° 360 Tour