Nhân dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Bảo tàng (1985-2020, khai mạc trưng bày chuyên đề “Khuôn bánh dân gian Nam Bộ” và phối hợp cùng Đại sứ quán Colombia triển lãm ảnh, chủ đề “Vành đai đen”.
Qua hơn một năm thi công chỉnh lý trưng bày và thực hiện ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong trưng bày bảo tàng tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, ngày 09 tháng 10 năm 2020, Bảo tàng chính thức khánh thành phòng trưng bày tại lầu 2 với diện tích 400 m2. Nhân dịp này, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Bảo tàng (1985-2020, khai mạc trưng bày chuyên đề “Khuôn bánh dân gian Nam Bộ” và phối hợp cùng Đại sứ quán Colombia triển lãm ảnh, chủ đề “Vành đai đen”.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hân hạnh đón tiếp bà Đỗ Thị Thu Thảo- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ông Phạm Định Phong- Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá, Bộ Văn hoá và Thể thao, bà Trần Liên Diệp- Vụ Phó Vụ Thông tin, Văn phòng Quốc hội. Lãnh đạo thành phố tham dự có bà Nguyễn Trần Phượng Trân- Thành uỷ viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Thế Thuận- Thành uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao, ông Huỳnh Thanh Nhân- Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Nội Vụ, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao, lãnh đạo các đơn vị kết nghĩa, công tác viên, các Nhà sưu tập các địa phương về tham dự.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của các Lãnh sự Thái Lan tại thành phố Hồ Chí Minh: bà Ratiwan Boonprakong- Giám đốc Tổng Cục Du lịch Thái Lan tại Việt Nam, bà Wirattinee Vatannyootawewat và bà Daroonrat Thanguksorn. Thay mặt Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam đến tham dự bà Betsy Nathaly Suarez Caceres – Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 tháng 4 năm 1975, năm 1985, Nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ ra đời -tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ hôm nay, để tôn vinh tinh thần tám chữ vàng mà Đảng và Bác Hồ đã tặng cho phụ nữ miền Nam “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang”. Đây là một bảo tàng được xây dựng từ sự quyên góp, vận động kinh phí của Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ, của các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội. Có thể nói, đây là một bảo tàng đã thực hiện phương thức xã hội hóa đầu tiên ở Việt Nam. Ban giám đốc và các thế hệ viên chức Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo lưu, tuyên truyền giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng của phụ nữ miền Nam. Do đó, khi được lãnh đạo Thành phố chỉ đạo thực hiện điểm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong trưng bày, chúng tôi chọn nội dung: “Phụ nữ miền Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” với hy vọng Bảo tàng sẽ tiếp nối các bậc tiền nhân kể câu chuyện “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” của các thế hệ phụ nữ Việt Nam cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Phòng trưng bày chuyên đề gồm các chuyên đề: đấu tranh chính trị của phụ nữ miền Nam, đấu tranh võ trang, đấu tranh trong tù của các nữ tù và đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao của phụ nữ miền Nam.
Phòng trưng bày ứng dụng kỹ thuật hiện đại và công nghệ trong trưng bày là sự kết nối giữa truyền thống – hiện đại, những câu chuyện kể hiện vật, các bài học lịch sử thông qua các trang thiết bị, công cụ công nghệ trở nên sinh động hơn. Các kios tương tác thông minh được đặt trước phòng trưng bày và rải rác trong khu vực trưng bày thực hiện chức năng thông tin, xử lý dữ liệu. Kios thông tin với màn hình cảm ứng cảm ứng là thành phần rất quan trọng vì là cửa ngõ tương tác trực tiếp mang lại sự tiện lợi, trải nghiệm thực tế cho người dùng, chỉ cần chạm tay và tìm thông tin mình muốn xem. Người xem đứng trước kios thông tin, có thể chọn nhiều vị trí tham quan, chọn chuyên đề chỉ cần thao tác “click” vào nơi mình cần đến, mở nội dung hiện vật mình cần xem, tra cứu các bài viết, các sự kiện… và muốn xem rõ hình ảnh hiện vật sắc nét với màu sắc, từng vết sướt, vết thời gian,.. đừng quên dừng chân trước Hologram. Các công cụ thiết bị trình chiếu hỗ trợ khách tham quan tương tác và trải nghiệm mô hình bảo tàng 3 chiều (3D) thông qua thiết bị trình diễn Hologram kết hợp ứng dụng phần mềm bảo tàng tương tác thông minh 360 độ trong trưng bày bảo tàng số, hổ trợ công nghệ thực tế ảo (VR) mang đến cho khách tham quan xem các hiện vật trên hình chiếu 3D lơ lửng trong không khí mà không cần đến màn hình chiếu sáng và xem hiện vật ở nhiều góc độ khác nhau. Người xem hiện vật cảm nhận hiện vật có thật đang lơ lửng trên không trung mà không cần phải đeo một thiết bị hỗ trợ hiển thị nào khác. Công nghệ trình chiếu Hologram hay công nghệ trình chiếu holographic 3D ngoài mục đích tạo ra một hình ảnh 3 chiều lơ lửng, nó có tác dụng nâng cao hiệu quả thẩm mỹ và tính gợi nhớ cho công chúng đến hình ảnh, hiện vật trưng bày của bảo tàng.
Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ giúp cải thiện đáng kể tình trạng hạn chế ngoại ngữ của nhân viên thuyết minh bảo tàng hiện nay. Tham quan phòng trưng bày hiện đại này, khách có thể lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với mình: tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Các bài viết mô tả hình ảnh, hiện vật đều được cập nhật bằng 3 ngôn ngữ trên, giúp cho khách tham quan hiểu rõ hơn hiện vật mà mình muốn tìm hiểu. Khách tham quan muốn xem hình ảnh hiện vật đang trưng bày tại bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có thể truy cập đường link: smartmuseum3d.baotangphunu.com. Muốn xem hình ảnh, hiện vật sinh động hơn, khách tham quan hãy đến BẢO TÀNG PHỤ NỮ NAM BỘ, địa chỉ số 200-202, đường Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mở cửa đón khách không thu phí vé vào cổng và phục vụ 7/7 ngày trong tuần, sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
Trong tương lai, với hệ thống được trang thiết bị tại phòng trưng bày, các thiết bị chính cho phép mở rộng trong tương lai, khả năng mở rộng và thiết kế khi bảo tàng có điều kiện bổ sung nhiều hiện vật vào trình chiếu 3D. Với phòng ứng dụng công nghệ hiện đại trong trưng bày tại bảo tàng, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ không ngừng nỗ lực làm tốt nhiệm vụ chuyên môn và quản lý tốt hệ thống ứng dụng, để Bảo tàng là điểm đến, điểm sinh hoạt của các tổ chức và công chúng đến tham quan, sinh hoạt tại Bảo tàng.
Từ kết quả thực hiện tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, hy vọng trong thời gian sắp tới, Thành phố sẽ quan tâm đầu tư thực hiện tại các bảo tàng, điểm di tích trên địa bàn Thành phố để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hóa của công chúng, góp phần tạo sự đột phá trong thu hút khách du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2020
Nguyễn Thị Thắm
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Đồng chí Trần Thế Thuận-Giám đốc Sở Văn hoá vàThể Thao
(áo trắng) cùng đồng chí Phạm Định Phong-Phó Cục.trưởng
Cục Di sản Văn hoá (áo xanh) tham dự Lễ Khánh thành
Phòng trưng bày ứng ụng kỹ thật-công nghệ hiện đại.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁCH THAM QUAN TẠI PHÒNG TRƯNG BÀY
.
.
.