Má Tồn (tên gọi thân thương)- Bà mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Tồn, sinh năm 1927 tại xã Thanh Hà Trung, huyện Chợ Lớn, Bến Thủ, Long An nay là ấp Thạnh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, “má” phải bươn chãi, đi làm thuê kiếm sống.
Má Tồn (tên gọi thân thương)- Bà mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Tồn, sinh năm 1927 tại xã Thanh Hà Trung, huyện Chợ Lớn, Bến Thủ, Long An nay là ấp Thạnh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, “má” phải bươn chãi, đi làm thuê kiếm sống. Vào thời điểm Pháp tăng cường càn quét, khủng bố trên diện rộng, yêu cầu chiến trường ngày càng cấp bách, má Tồn gánh vác trách nhiệm vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm phục vụ chiến trường.
Trong kháng chiến chống Pháp, xã Thanh Hà Trung là hậu phương của chiến trường, nhà má là nơi điều trị, an dưỡng thương binh; là nơi tiếp tế lương tực, thực phẩm, hàng hóa cho các đơn vị chiến đấu, là nơi để bộ đội dừng chân nghỉ ngơi, cung cấp những đồ dùng cần thiết; là điểm thực hiện quyên góp tiền bạc, lương thực, thực phẩm, tổ chức các trạm tiếp đón, giúp đỡ bộ đội ổn định nơi ăn ở,…
Sau khi xây dựng gia đình với ông Phạm Đăng Khoa cũng là chiến sĩ cách mạng, má sinh được ba người con: một gái và hai trai. Người con trai đầu là Phạm Minh Kha, sinh năm 1949, 14 tuổi đã thoát ly gia đình theo cách mạng. Hai người con kế tiếp là Phạm Thị Kim Lan, sinh năm 1951 và Phạm Đặng Chí, sinh năm 1953, cũng thoát ly gia đình tham gia cách mạng khi còn rất nhỏ; cả hai hy sinh trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Trong Mậu Thân 1968, má và đồng đội nhận nhiệm vụ tấn công địch trên đường Phạm Thế Hiển và cầu Chữ Y (nay là Quận 8). Do bị chỉ điểm, cơ sở bị giặc lục soát, đốt phá, má bị bắt giam và giam giữ lần lượt qua các qua nhà lao Thủ Đức, Tân Hiệp rồi đưa ra Côn Đảo. Trong cảnh lao tù, nơi được mệnh danh là địa ngục trần gian, má vẫn một lòng hướng về Đảng, hướng về quê hương, đất nước, vẫn son sắc một niềm tin vào ngày toàn thắng. Năm 1974, má được trả tự do tại Lộc Ninh, sau đó được phân công về làm Bí thư chi bộ Quận 5.
Trở về với cuộc sống hiện tại, mang theo bên mình những vết thương của chiến tranh. Do năm tháng bị giam cầm ở trong tù, song má vẫn lạc quan yêu đời và tiếp tục truyền lửa cho con cháu, cho các thế hệ mai sau.
Ngày 6 tháng 3 năm 2014, má Ngô Thị Tồn được Nhà nước tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” vì đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày 24 tháng 9 năm 2014 (nhằm ngày 01/9/2014, năm giáp ngọ), do tuổi cao sức yếu, má Tồn ra đi, hưởng thọ 88 tuổi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2018
Lê Thị Hồng Nga