Lịch sử Việt Nam qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước bằng những trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Tháng 4 hàng năm, nhân dân cả nước hân hoan kỷ niệm sự kiện chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước khi hai miền thống nhất, dân tộc tự do, đất nước độc lập.
Lịch sử Việt Nam qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước bằng những trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Tháng 4 hàng năm, nhân dân cả nước hân hoan kỷ niệm sự kiện chiến thắng lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước khi hai miền thống nhất, dân tộc tự do, đất nước độc lập.
Đã 43 năm kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong công cuộc thống nhất đất nước ấy, có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ, mà nhiều người trong số họ đã nằm lại chiến trường.
Sài Gòn, trưa ngày 30/4/1975, chiếc xe tăng của quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, lá cờ tổ quốc tung bay trên nóc Dinh Độc lập, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui đại thắng, người dân đổ ra đường trong niềm vui thống nhất. Hòa trong dòng người ra đón bộ đội giải phóng có gia đình bà Đặng Thị Thiệp, gia đình bà Trần Thị Minh Nguyệt, gia đình bà Trần Thị Thắm và hàng ngàn gia đình người Sài Gòn khác…Nhà của các bà nằm ngay trung tâm thành phố nên những gì xảy ra trong ngày 30/4 họ gần như thuộc nằm lòng.
Bà Đặng Thị Thiệp, nhà ở quận Phú Nhuận kể: “Nhiều người ban đầu còn e dè lắm, nhưng sau đó thấy bộ đội giải phóng hiền, dễ thương chứ không như những gì chính quyền cũ tuyên truyền nên đã cầm cờ ra chào đón”. Dân chúng Sài Gòn đều háo hức. Nhiều cờ giải phóng đã may sẵn từ trước được đem ra phân phát cho người dân. Bà Thiệp nhớ lại: “Ngày 30/4, quân đội của ta hô to giải phóng miền Nam, giải phóng rồi! cả nhà chúng tôi mừng rỡ, reo hò, nhảy múa vì được giải phóng. Quân lính của chính quyền chế độ cũ lột quân phục bỏ đầy đường”.
Còn bà Trần Thị Thắm ở quận Phú Nhuận, ngày Sài Gòn giải phóng bà mới hơn 15 tuổi, nhưng tất cả những gì diễn ra vào ngày 30/4 khiến bà không bao giờ quên. Bà đã gặp được những anh bộ đội giải phóng ngay trên đường Nguyễn Văn Trỗi bây giờ và chào đón họ nồng nhiệt. Kỷ niệm ấy vẫn được bà kể cho con cháu nghe vào mỗi lần đại gia đình sum hợp. Bà nói: “Giải phóng Sài Gòn, gia đình tôi được đoàn tụ. Tôi vô cùng háo hức, không thể diễn tả được. Người dân tản ra hai bên đường, cầm cờ và khoác tay chào bộ đội và đồng thanh hô to: Giải phóng Sài Gòn rồi, Giải phóng Sài Gòn rồi…”.
Ngày 30/4/1975, giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà, non sông thu về một mối. Thành phố Sài Gòn được quân giải phóng tiếp nhận gần như còn nguyên vẹn. Người dân Sài Gòn đổ ra đường đón chào quân giải phóng như đón người thân yêu ruột thịt của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Hồ Ngọc Phương