CHỊ KHÔNG KỊP VỀ DỰ HỌP MẶT NỮ PHÁO BINH MIỀN NAM

CHỊ KHÔNG KỊP VỀ DỰ HỌP MẶT NỮ PHÁO BINH MIỀN NAM

Trầm Hương

Chuẩn bị cho cuộc họp mặt “Nữ pháo binh miền Nam”, đoàn công tác Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã chuẩn bị các chuyến đi công tác tìm lại nhân chứng, tư liệu các đội nữ pháo binh các tỉnh thành từ Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Quảng Trị, Phú Yên… Chuyện kể của các chị vô cùng sống động, cảm động, mang nhiều giá trị chân xác của lịch sử.

Chuẩn bị cho cuộc họp mặt “Nữ pháo binh miền Nam”, đoàn công tác Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã chuẩn bị các chuyến đi công tác tìm lại nhân chứng, tư liệu các đội nữ pháo binh các tỉnh thành từ Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Quảng Trị, Phú Yên… Chuyện kể của các chị vô cùng sống động, cảm động, mang nhiều giá trị chân xác của lịch sử.

Rời Quảng Trị, đoàn công tác bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ lại đón xe lửa, về Phú Yên, được gặp các chị thuộc trung đội nữ pháo binh đơn vị 176 Tuy Hòa, Phú Yên; biết thêm những trang sử anh hùng của các chị. altRa đời từ năm 1969 đến 1975, trung đội nữ pháo binh 167 do chị Lê Thị Tạo làm trung đội trưởng, chỉ với vài chục chị đã lập nên những chiến công đặc biệt xuất sắc qua những trận đánh phối hợp và độc lập tác chiến như trận đầu tập kích trận địa pháo 175 của Mỹ ở Đồng Tre và tiếp theo là tập kích vào Hòn Ngang, Củng Sơn; Gò Đá; tập kích vào trận địa cối của địch ở Hòn Cò; pháo kích vào cứ điểm Cầu Cháy, đánh cầu Bàn Thạch; pháo kích vào quận lỵ La Hai; phối hợp cùng các đơn vị bạn chiếm cứ điểm Hòn Đồn, Xuân Phước; đánh bại 8 lần chiếm đất của địch; tập kích vào Hòn Đình và pháo kích vào quận lỵ Sông Cầ; đặc biệt là chiến công tập kích vào cứ điểm Cầu Cháy; bắn chặn xe tăng của địch từ Tây Nguyên rút xuống đường 5 vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, làm địch hoang mang, hoảng sợ; làm tan rã hướng phòng thủ thị xã Tuy Hòa. Viết nên những chiến công ấy chỉ là 33 chiến sĩ nữ pháo binh mảnh mai, bé nhỏ. Sau chiến tranh; những người phụ nữ bé nhỏ ấy lại thêm một lần dấn thân, chấp nhận thiệt thòi; để thực hiện một công việc rất thiêng liêng. altChị Hồ Thị Nhân tuy cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, mang trong người nhiều chi chứng vết thương chiến tranh nhung chị vẫn miệt mài đi tìm lại những đồng đội đã hy sinh. Chị Hồ Thị Nhân ngậm ngùi kể: “Mỗi khi nhớ lại những trận đánh, tôi không khỏi bùi ngùi, thương những đồng đội đã hy sinh. Trận đánh nào cũng đáng nhớ, cũng gian khổ. Tôi nhớ trận chiếm lĩnh Bến Đá năm 1974, kềm chế địch cho đại đội đặc công 201 làm nhiệm vụ. Địch phát hiện mục tiêu, phản pháo, thả bom, cháy toàn bộ trận địa. Đồng đội tôi trên dốc cao cõng nòng pháo chùi xuống, bị gai quýt đâm nát người, tả tơi. Một anh bảo vệ hy sinh, chị Thương bị thương, gãy nát chân. Vậy mà 2 giờ chiều chúng tôi quay lại trận địa, bắn bộ binh giải tỏa, trụ 9 ngày đêm, không có nước, không gạo, vô cùng gian khổ ác liệt… 33 chị em nữ pháo binh chúng tôi vượt qua nhiều gian khổ, nhiều người hy sinh; góp phần làm nên những chiến công anh hùng: diệt hàng trăm tên địch, phá hàng chục khẩu pháo địch, xe địch, bắn rơi máy bay… Hòa bình, tôi còn có gia đình, hưởng hạnh phúc đời thường nhưng đồng đội tôi còn nằm lại đâu đó, bơ vơ, lạnh lẽo như chị Nguyễn Thị Thu bị địch bắn, ném xác xuống sông Ba. Chị Liễu, chị Cảnh, chị Nhẹ, chị Vương… cũng hy sinh. Chúng tôi đã từng chia ngọt sẻ bùi trong chiến đấu nhưng hòa bình thì có nhiều người đã tan vào cát bụi, hài cốt không biết nằm lại nơi đâu, không có được nấm mồ để đồng đội thắp nén hương tưởng niệm. Vì vậy mà tôi đã thu xếp chuyện gia đình, vượt qua bệnh tật để đi tìm đồng đội. Tôi xem việc làm bé nhỏ ấy như nén hương gửi người đã khuất, kết nối những thân nhân liệt sĩ, để người đã hy sinh nếu như có linh hồn cũng thấy được an ủi, ấm áp nơi thế giới bên kia… “.

altNgười trông khỏe mạnh nhất đoàn nữ pháo binh Phú Yên là chị Nguyễn Thị Thu. Hôm ấy, ngày 14.3.2015, trong số 7 chị em quay quần ở Tỉnh đội Phú Yên, chị Thu trông rất hăng hái, tươi tỉnh. Chị kể chuyện rất ấn tượng và sinh động. Chị nghẹn ngào nói: “Tôi thấy mình quá may mắn còn được ngồi đây, bởi sau chiến tranh, đội cối nữ 176 giải thể, con khóc cha lạc mẹ bơ vơ, chúng tôi mỗi người mỗi ngã. Nhớ trận đánh vào Tuy An mà chảy nước mắt. Khi đi 6 chị em, khi về tan tác hết (chị Liễu, chị Cảnh, chị Nhẹ hy sinh); tôi và chị Hương bị thương. Bị thương, bơ phờ, ngơ ngác, tai chảy máu nhưng đơn vị cho lệnh chạy chị em mới dám chạy. Tôi đi thoát ly lúc mới 13 tuổi, chưa học được nhiều nhưng chịu đựng được gian khổ, ăn môn rừng, môn dốc thay cơm. Năm 1970, ông cậu tôi làm chính ủy một đơn vị bộ đội hỏi tôi: “Con qua bộ đội hay y tá?”. Tôi nói: “Bộ đội”. Cậu nghiêm mặt: “Phải có trình độ văn hóa mới vào bộ đội được. Nếu con học giỏi, cậu cho qua nữ pháo binh”. Tôi mừng quá, học ngày học đêm, mừng đến rơi nước mắt khi được qua đội cối. Tôi nhớ trận đánh vào Cầu Cháy, tôi là pháo thủ số 3, mang bàn đế, vấp té hoài, phải qua con sông rất trơn gọi là sông Chống Gậy. vậy mà những bờ vai con gái vẫn kéo được 30 quả đạn cối qua sông. Trận ấy đèn pháo hiệu trục trặc không sáng nhưng chúng tôi vẫn phối hợp tốt, cùng anh em đặc công bắn pháo trúng mục tiêu. Chị em đội pháo chúng tôi dù bị thương vẫn quyết mang vũ khí đi, không để rơi vào tay giặc. Năm 1975, Tỉnh đội cho chị em học bổ túc, tôi về thương nghiệp,chồng là thương binh, hưởng chế độ chất độc da cam mỗi tháng 1,5 triệu động. Vợ chồng tôi tự hào vì từng bước vượt qua khó khăn, hai vợ chồng đều là thương binh. Hai con tôi đã lớn, giờ đều là thạc sĩ ngành giáo dục!”. Nghe chị kể, tôi dự định hôm chị vào dự họp mặt “Nữ pháo binh miền Nam” ở TPHCM, tôi sẽ hỏi thêm chuyện chị vượt qua cuộc chiến chống đói nghèo, nuôi con thành đạt. Tôi nghĩ đó là một ẩn số rất đáng khâm phục và thú vị. Nhưng tôi chưa kịp gặp lại chị vào giữa tháng 4 thì sáng ngày 6.4, tôi nghe tin báo về Phú Yên, chị Nguyễn Thị Thu, cựu nữ pháo binh 176 Tuy Hòa đã mất đột ngột vì một cơn bạo bệnh. Chị Thu ơi, vậy là chị không kịp về Sài Gòn- thành phố Hồ Chí Minh dự cuộc họp mặt lịch sử , gặp gỡ chị em khắp các tỉnh thành nữa rồi!

Tour 360° Tour 360° 360 Tour