Ở ven một ngôi làng xa của rừng cao su Bình Dương, có một khóm tre tàu. Dưới khóm tre tàu ấy, có một người phụ nữ bị chôn sống. Người phụ nữ ấy không có được một tấm vải liệm, không có được một cái áo quan. Người phụ nữ ấy đã bị chôn ngồi, chân và tay bị trói bằng những sợi dây màu xanh. Đầu của người phụ nữ ấy chỉ cách mặt đất vài mươi phân. Khi phát hiện ra hài cốt ấy, tóc người phụ nữ còn dài và đen. Với thời gian, tóc đã rã ra từng sợi. Người phát hiện hài cốt đã trồng tre thay mộ. Tre tàu có tiếng là nhiều rễ, rễ tre đã làm nổ tung sọ của người phụ nữ, từng mảnh xương sọ bám vào rễ tre. Người phụ nữ bị chôn sống, hài cốt ấy chính là của bà Nguyễn Thị Tú. Mãi đến ngày 14 tháng 12 năm 1997, hài cốt của bà mới được nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên phát hiện
Nhân vật - Sự kiện
VĨNH BIỆT CHỊ MƯỜI LÝ
Trong những cuộc họp mặt, gặp người nữ anh hùng đồng hương Bến Tre nổi tiếng, nhìn vẻ hiên ngang, đường bệ, huân, huy chương lấp lánh trên ngực, tôi rất lấy làm nể phục chị nhưng đôi phần e ngại, bởi… chị là anh hùng. Rồi cơ duyên đưa tôi đến gặp chị để viết sách, làm phim, có nhiều dịp gặp gỡ, mở lòng với nhau hơn, tôi nhận ra chị rất bình dị, gần gũi. Trong đường đời, người nữ anh hùng quê hương Bến Tre đang sống giữa Sài Gòn giống như trăm ngàn người mẹ, người chị Nam Bô mà tôi đã gặp, cũng nhọc nhằn đánh giặc, làm vợ, làm mẹ, nuôi con…
QUÁCH THỊ TRANG – NỮ SINH SÀI GÒN NĂM XƯA
Những ngày cuối của năm Tân Mão đang dần qua, trong không khí se lạnh giá buốt, Sài Gòn chợt thức giấc khoác vội chiếc áo mới rực rỡ sắc màu lung linh. Dạo một vòng trung tâm Thành phố dừng chân trước chợ Bến Thành – Bùng binh Quách Thị Trang – người xe tấp nập rộn ràng… Du khách bỗng thấy nao lòng trước tượng chân dung một liệt nữ của đất Sài Thành vào những năm 60.
NGƯỜI NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA ĐẦU TIÊN
Nhân kỷ niệm 82 năm Ngày Thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/2012), đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị đã thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho bà Ngô Thị Huệ.