Để có được nền hòa bình độc lập như ngày hôm nay, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống là có ngần ấy những bà mẹ khóc con, vợ khóc chồng. Mất mát vì chiến tranh nhiều vô cùng, song có lẽ sự mất mát ở vết thương lòng của những bà mẹ là khó lành nhất. Mẹ Phạm Thị Khai cũng không là ngoại lệ trong số những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hiến dâng những người con của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Mẹ có hai người con là liệt sĩ: liệt sĩ Đỗ Thị Nga hy sinh ngày 10/10/1965 và liệt sĩ Đỗ Văn Dũng là Tiểu đội phó trinh sát F.70 thuộc Bộ tham mưu miền Nam, hy sinh tháng 11/1973
Mẹ VN anh hùng
MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG HỒ THỊ ĐƯNG
Trong chiến tranh Việt Nam, Củ Chi là địa bàn trọng điểm khi Mỹ thực hiện chiến dịch Đông - xuân 1965-1966, với 12.000 quân (trong đó có 8.000 quân Mỹ) để rồi sau đó 1967-1968, Mỹ mở cuộc hành quân cấp quân đoàn thứ hai là chiến dịch Cedar Falls đánh vào vùng “tam giáp sắt” (Bến Súc - Củ Chi - Bến Cát) nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não Quân khu Sài Gòn - Gia Định và triệt hạ vùng giải phóng Củ Chi.
CÂU CHUYỆN VỀ MẸ TRẦN THỊ ĐIỆU
Trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta, có biết bao chiến công, đóng góp, hy sinh của hàng triệu những người mẹ, những người phụ nữ Việt Nam. Có những chiến công đã đi vào sử sách, được nhiều người biết đến nhưng cũng có những đóng góp âm thầm, lặng lẽ và vô cùng giản dị - như câu chuyện của Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Điệu.
VIẾT VỀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG VÕ THỊ TƯ-NI TRƯỞNG THÍCH ĐẠT NHIỄN
Người con trai nuôi duy nhất của Mẹ là Nguyễn Văn Dẫn hy sinh ngày 24/2/1966, vừa tròn 17 xuân xanh trong lần lọt ổ của quân chư hầu Thái Lan đánh thuê cho giặc Mỹ tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 24 tháng 4 năm 1996, Mẹ Tư được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, vì có con trai nuôi độc nhất hy sinh.